Thứ hai, 29/04/2024 03:39 (GMT+7)

Lần đầu phát hiện ra nước trên bề mặt nhiều thiên thạch

MTĐT -  Thứ sáu, 16/02/2024 21:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc phát hiện ra các phân tử nước trên thiên thạch có thể giúp các nhà khoa học hiểu được vì sao Trái đất của chúng ta là hành tinh nhiều nước như hiện nay

Các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Tây Nam của Mỹ, sử dụng dữ liệu từ SOFIA (Đài quan sát Thiên văn Hồng ngoại Tầng bình lưu) - một dự án do NASA hợp tác với Cơ quan Hàng không Vũ trụ Đức - đã phát hiện ra các phân tử nước có trên nhiều thiên thạch.

Trước đây, các nhà khoa học cũng đã nhận dạng được một số mẫu hydro trên các thiên thạch, nhưng không thể phân biệt được nước và "họ hàng hóa học" gần nhất của nó là hydroxyl.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã xem xét 4 thiên thạch khác nhau với giành phần giàu silicat, một vật liệu chứa cả silicon và oxy cùng những phân tử khác.

Trong số chúng, 2 thiên thạch được xác định có nước trên bề mặt. Loại thiên thạch này có xu hướng đi tới gần Mặt trời. Vì thế, việc tìm hiểu thêm về chúng có thể giúp chúng ta biết được rằng vật chất trong vũ trụ đã được phân phối và biến đổi như thế nào.

tm-img-alt
Dữ liệu được thu thập bởi Đài quan sát thiên văn hồng ngoại tầng bình lưu (SOFIA) hiện đã ngừng hoạt động cho thấy dấu vết của nước trên bề mặt của 2 tiểu hành tinh giàu silicat, được gọi là Iris và Massalia (Ảnh: NASA).

Nhà khoa học Anicia Arredondo thuộc Viện Nghiên cứu Tây Nam, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết trong một bài báo đăng trên Tuần báo khoa học Planetary Science: “Các thiên thạch là tàn dư của quá trình hình thành hành tinh. Vì vậy, thành phần của chúng thay đổi dựa vào nơi chúng đã được hình thành trong tinh vân mặt trời”.

Theo lời Arredondo, việc phát hiện ra các phân tử nước trên thiên thạch có thể giúp các nhà khoa học hiểu được vì sao Trái đất của chúng ta là hành tinh nhiều nước như hiện nay. Nó cũng có thể giúp mang tới thông tin về việc nước đã được phân bổ ra sao trong các hệ hành tinh khác, từ đó tăng khả năng tìm kiếm sự sống ngoài Thái dương hệ của chúng ta.

Được biết người ta cũng đã tìm thấy dấu vết của một lượng nước trên Mặt trăng, đủ để đổ đầy một chai nước có dung tích khoảng 358ml. Các phân tử nước này bị mắc kẹt lại trong khoảng một mét khối đất trải rộng trên bề mặt Mặt trăng và bị "khóa chặt" về mặt hóa học với các phân tử khoáng cũng như những vật chất khác của đất Mặt trăng.

Arredondo cho biết nước tìm thấy trên các trên các thiên thạch kể trên cũng có điểm tương đồng với nước tìm thấy trên Mặt trăng, theo đó chúng cũng bị khóa chặt bởi các liên kết hóa học với những khoáng chất khác của thiên thạch.

Các nhà nghiên cứu hiện đang có ý định xem xét thêm 30 thiên thạch khác, để nâng cao hiểu biết của nhân loại về sự phân bố của nước trong Thái dương hệ. Trong nghiên cứu mới, nhóm sẽ sử dụng Kính viễn vọng Không gian James Webb để có thể tìm hiểu kỹ hơn về một số thiên thạch trong nhóm 30 thiên thạch mục tiêu.

Vĩnh Hải (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Lần đầu phát hiện ra nước trên bề mặt nhiều thiên thạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.