Thứ tư, 08/05/2024 20:36 (GMT+7)

Những đứa con của các y, bác sĩ tham gia chống dịch

MTĐT -  Thứ sáu, 17/09/2021 09:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Covid-19 xuất hiện, nhân viên y tế, với sứ mệnh của ngành nghề, bước vào “tuyến đầu” chống dịch. Ít ai để ý rằng những đứa con của họ phải chịu nhiều thiệt thòi.

Khác với những đứa trẻ có bố mẹ làm việc trong những ngành nghề khác, những đứa con của nhân viên y tế, đặc biệt là những bé có mẹ làm ngành Y thì bình thường cũng đã phải chịu nhiều thiệt thòi. Điều thiệt thòi dễ thấy nhất là từ rất sớm các con đã phải chịu cảnh xa mẹ vào mỗi đêm mẹ có lịch trực. Rồi những ngày lễ, tết các con thường xuyên không được cả ba mẹ dẫn đi chơi như bạn bè cùng trang lứa. Covid-19 xuất hiện, nhân viên y tế, với sứ mệnh của ngành nghề, bước vào “tuyến đầu” chống dịch, những đứa con của họ sẽ được gửi cho người thân, bạn bè, hàng xóm.

tm-img-alt
         Lực lượng y, bác sĩ tới từng phòng theo dõi sức khỏe bệnh nhân

Chị Phạm Thị Len có lẽ sẽ mãi không quên đêm ngày 16/7/2021, cái đêm mà chị “nhận lệnh” đến làm nhiệm vụ Điều dưỡng trưởng tại Trung tâm lưu giữ tạm thời phòng, chống dịch Covid–19 đối với các trường hợp F0 không có triệu chứng lâm sàng trong thời gian chờ chuyển bệnh viện dã chiến điều trị (nay là Bệnh viện dã chiến điều trị Covid – 19 Thủ Đức số 01). Ngay lúc chị ra đi, đứa con gái út hơn 3 tuổi đang bị sốt. Bé lại có tiền sử co giật. Nhưng nhiệm vụ cấp bách, chị đành gạt nước mắt vì việc chung. Đêm hôm đó, chị cùng 13 đồng nghiệp tiếp nhận 700 bệnh nhân F0, vừa tiếp nhận bệnh vừa sắp xếp để nó “trông giống” với bệnh viện hơn. Từ hôm đó, ba đứa con nhỏ của chị ở với bà nội mà chị chưa dám về thăm lần nào.

tm-img-alt
Điều dưỡng trưởng Phạm Thị Len tại nơi sinh hoạt ở BV điều trị Covid-19 TP Thủ Đức

Giống như các cặp vợ chồng cùng ngành y khác, gia đình anh Nguyễn Xuân Thủy đang trong cảnh “ba người ba nơi”. Anh công tác tại một nơi khá đặc biệt “chăm sóc người bệnh tâm thần, diện bảo trợ xã hội”. Khi Trung tâm nơi anh công tác có nhiều ca F0, anh phải ở lại trung tâm để làm nhiệm vụ. Vợ là một nhân viên y tế tại một bệnh viện chuyên điều trị Covid – 19, ông bà nội, ngoại ở xa nên đứa con nhỏ 4 tuổi phải gửi về nhà dì chăm sóc. Đã hơn hai tháng nay, anh/chị chỉ gặp con qua điện thoại. Nhiều hôm, qua điện thoại nhìn con khóc nức nở vì nhớ bố mẹ mà anh/chị cũng không cầm nước mắt. Càng xa nhau, anh/chị tự bảo nhau, phải cùng cố gắng để vượt qua giai đoạn này. Câu nói quen thuộc mà anh/chị dành cho con: con cố gắng chơi ngoan, hết dịch bố mẹ sẽ đón con về.

Chị Cao Thị Hương, công tác tại Khoa điều trị Covid lầu 5, Bệnh viện điều trị Covid – 19 thành phố Thủ Đức. Tuy nhà chị rất gần Bệnh viện, nhưng chị vẫn phải mang đồ đến nhà đồng nghiệp tá túc nhằm đảm bảo an toàn cho con và mẹ già. Đứa con hơn một tuổi, ngày nào cũng được bố cho gọi điện thoại với mẹ ê, a. Đó là những giây phút thư giãn của chị sau những giờ dài căng mình với người bệnh. Chị tâm sự: có những ngày bất lực nhìn người bệnh mình vừa chăm sóc ra đi mà lòng nghẹn đắng. Chị bảo, gia đình mình còn khỏe là còn có cơ hội gặp nhau. Biết rằng có thiệt thòi cho con nhưng mình đóng góp được một chút công sức thấy cũng nhẹ lòng.

tm-img-alt

Bệnh viện TP Thủ Đức tổ chức trao giấy xuất viện cho các bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 (nguồn Thành ủy TPHCM)

Có thể nói, trong cơn đại dịch, mỗi nhân viên y tế có một câu chuyên riêng của mình. Những đứa con của nhân viên y tế cũng tùy theo hoàn cảnh mà có những trải nghiệm khác nhau. Nhưng một điều chắc chắn rằng các con cùng một cảnh ngộ “xa ba mẹ, nương nhờ người thân”. Rồi gia đình sẽ đoàn tụ, các con lại được nũng nịu ba mẹ, được dẫn đi chơi thỏa thích. Bù lại những tháng ngày xa nhớ./.

PV(T/h)

Bạn đang đọc bài viết Những đứa con của các y, bác sĩ tham gia chống dịch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Lợi ích sức khỏe khi ăn dứa
Quả dứa là loại trái cây thơm ngon mà hầu như ai cũng đã từng đôi lần nếm thử. Dứa không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng đối với cơ thể. Vậy những giá trị ấy là gì, sử dụng dứa trong thực đơn ra sao?.
Mỗi năm Việt Nam có thêm khoảng 8.000 trẻ mắc bệnh Thalassemia
Tại Việt Nam, hiện có hơn 10 triệu người mang gen bệnh Thalassemia, trên 20.000 người bệnh đang cần được điều trị. Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh, trong số này có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng, cần được điều trị cả đời.

Tin mới

Lợi ích sức khỏe khi ăn dứa
Quả dứa là loại trái cây thơm ngon mà hầu như ai cũng đã từng đôi lần nếm thử. Dứa không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng đối với cơ thể. Vậy những giá trị ấy là gì, sử dụng dứa trong thực đơn ra sao?.