Thứ hai, 29/04/2024 07:50 (GMT+7)

Quảng Ninh: Đến hết năm 2023, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới

Mạnh Tiến -  Thứ ba, 28/11/2023 16:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đến hết năm 2023, tỉnh Quảng Ninh có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 56/98 xã (57,1% xã) hoàn thành các tiêu chí/chỉ tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 28 xã (28,57% xã) hoàn thành các tiêu chí/chỉ tiêu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2023, ông Nguyễn Văn Vọng – Phó Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh cho biết, đến hết năm 2023, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 56/98 xã (57,1% xã) hoàn thành các tiêu chí/chỉ tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 28 xã (28,57% xã) hoàn thành các tiêu chí/chỉ tiêu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 13/13 địa phương cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong đó có 11/13 địa phương cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/ hoàn thành nông thôn mới.

tm-img-alt
Phó Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới thông tin kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2023

Bên cạnh đó, có 4/7 huyện (57%) cơ bản hoàn thành tiêu chí/chỉ tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và tỉnh Quảng Ninh cơ bản hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Trong đó, các xã vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo có 64/64 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 100%); 27/64 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (chiếm 42,19%) và 10/64 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (chiếm 15,62).

Theo ông Vọng, công tác quy hoạch nông thôn mới đã đáp ứng với tốc độ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hoá; Hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền…

Về kinh tế nông thôn, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) triển khai mạnh mẽ đã góp phần nâng cao giá trị gia tăng; phát triển mạnh ngành nghề nông   thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững.

Ngoài ra, các địa phương đã tập trung sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản phát triển kinh tế nông thôn để nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống của nhân dân; tính đến thời điểm hiện nay dự kiến thu nhập của người dân khu vực nông thôn bình  quân ước đạt trên 60,2 triệu đồng/người/năm.

Theo chuẩn nghèo của tỉnh Quảng Ninh, tại thời điểm tháng 7/2023 toàn tỉnh có 411 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,11% tổng số hộ dân toàn tỉnh (trong đó vùng đồng bào dân tộc và thiểu số có 267/411 hộ nghèo chiếm 65% trên tổng số hộ nghèo toàn tỉnh); Có 4.208 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 1,11% tổng số hộ dân toàn tỉnh (trong đó, vùng đồng bào dân tộc và thiểu số có 2.057/4.208 hộ cận nghèo chiếm 48,9% tổng số hộ cận nghèo toàn tỉnh).

Năm 2023, ước toàn tỉnh giảm 165 hộ nghèo (giảm 0,046%) và 1.142 hộ cận nghèo (giảm 0,313%). Như vậy, đến hết năm 2023, khu vực nông thôn của tỉnh: còn 216 hộ nghèo, chiếm 0,180% tổng số hộ dân khu vực nông thôn và 2.342 hộ cận nghèo, chiếm 1,947% tổng số hộ dân khu vực nông thôn.

Theo chuẩn nghèo đa chiều của Trung ương, toàn tỉnh Quảng Ninh không còn hộ nghèo (giảm 258/258 hộ nghèo theo kết quả điều tra cuối năm 2022). Như vậy cuối năm 2023, tỉnh Quảng Ninh hoàn thành Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn, môi trường nông thôn được nâng lên; các giá trị văn hóa truyền thống đươc bảo tồn và phát huy theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch nông thôn.

Phó Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh cho biết, phấn đấu đến năm 2024, tỉnh Quảng Ninh có thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nâng tổng số thành 58/98 xã đạt 59,18%; có thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, nâng tổng số thành 30/98 xã đạt 30,61%.

Tiếp tục nâng chất các tiêu chí/ chỉ tiêu cấp xã đã đạt chuẩn còn chưa cao theo bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 để đảm bảo xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu bền vững; Huyện Cô Tô đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024, nâng tổng số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của tỉnh là 5/7 huyện đạt 71,42%; nâng chất các huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

“Phấn đấu hết năm 2024, toàn tỉnh, không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của Trung ương và của Tỉnh; giảm còn 2.000 hộ cận nghèo (giảm 50% so với tổng số hộ cận nghèo đầu giai đoạn)”,  Phó Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh cho biết.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Đến hết năm 2023, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.