Thứ bảy, 27/07/2024 08:54 (GMT+7)

Startup Việt Nam biến rác hữu cơ thành nhựa sinh học

Tùng Lâm -  Thứ hai, 25/12/2023 14:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một startup Việt Nam có tên Buyo Plastics đang gây ấn tượng với công nghệ biến rác hữu cơ thành nhựa sinh học dễ phân huỷ, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường.

Buyo Plastics mới được thành lập vào năm 2022 và đã kịp đã nộp đơn đăng ký cho ba bằng sáng chế về nhựa sinh học từ năm ngoài.

Tận dụng nguồn rác hữu cơ dồi dào và phổ biến tại Việt Nam như bã hèm thu được sau quá trình sản xuất bia hoặc một số loại bã khác trong ngành chế biến nông sản làm nguyên liệu đầu vào, Buyo Plastics đã tuyển chọn các dòng vi khuẩn phân hủy, kết hợp với các bí quyết lên men sinh học nhằm liên kết các loại sợi tự nhiên và polymer sinh học khác biệt với nhau thành một dạng vật liệu composite phù hợp với các ứng dụng cụ thể.

Quy trình xử lý (ép nhiệt, tạo khuôn hoặc thổi màng mỏng) không sử dụng hóa chất giúp tạo ra các sản phẩm ít gánh nặng hơn cho môi trường. Sản phẩm nhựa sinh học cuối cùng có tính chất tương tự nhựa thông thường nhưng có thể phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên trong vòng ba tháng tới một năm, thay vì 500 năm.

Startup Việt Nam biến rác hữu cơ thành nhựa sinh học
Một số sản phẩm của Buyo Plastics

Mặc dù sản phẩm của Buyo hiện vẫn đang có giá cao hơn các loại nhựa gốc dầu mỏ thông thường nhưng đã có thể so sánh được với các sản phẩm bao bì từ giấy và mía ép. Nhưng startup này tự tin chi phí nhựa sinh học của mình có khả năng cạnh tranh với các loại nhựa sinh học phổ biến khác như PLA, một loại nhựa gốc axit latic làm từ các loại sinh khối như đường mía công nghiệp, củ cải đường, ngô, sắn...

Vì nhựa của Buyo làm từ chất thải hữu cơ, nên không làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực như những thương hiệu nhựa sinh học đang có trên thị trường. Cũng vì vậy công nghệ độc đáo của họ có thể được coi là một phần của nền kinh tế tuần hoàn. Đây là điều thực sự hấp dẫn với các tập đoàn lớn trong bối cảnh nhiều ngành công nghiệp phải chịu áp lực to lớn trong việc giảm dấu chân carbon của mình.

Được biết, Buyo Plastics đang có một số hợp đồng thí điểm để phát triển sản phẩm cho các doanh nghiệp trong chương trình Global 100+. Trong đó có công ty thực phẩm Mondelez (Mỹ), công ty sản xuất mì gói Thai Wah (Thái Lan) và công ty sợi vải Tessellation (Hồng Kông). Buyo Plastics cũng đang trong quá trình thương thảo với thương hiệu mỹ phẩm Shiseido (Nhật Bản) và tổ chức môi trường Greenpac (Canada) thông qua chương trình HyperScale.

Startup Việt Nam biến rác hữu cơ thành nhựa sinh học
Một số sản phẩm của Buyo Plastics

Hiện startup đặt mục tiêu cung cấp nguyên liệu nhựa sinh học cho các công ty chủ yếu trong ngành thực phẩm-đồ uống. Họ có các ứng dụng bao bì mềm như túi đựng thực phẩm, giấy gói đồ ăn, màng bọc v.v và các loại nhựa cứng như khay, bộ đồ ăn, ly, hũ, chai v.v.

Buyo Plastics hứa hẹn sẽ đưa ra thị trường nhóm sản phẩm nhựa sinh học dùng trong y tế và mỹ phẩm, vốn đòi hỏi khả năng kháng khuẩn cao, có thể gồm băng bọc vết thương, bao bì y tế, mặt nạ dưỡng da, thuốc trị bỏng.

Bạn đang đọc bài viết Startup Việt Nam biến rác hữu cơ thành nhựa sinh học. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Điểm sáng trong xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn
Hiện nay nhiều địa phương tại các vùng nông thôn đã giảm dần được lượng rác thải phải thu gom hàng ngày nhờ triển khai thực hiện phân loại, xử lý chất thải hữu cơ tại hộ và xử lý rác thải sinh hoạt tại các điểm tập kết.

Tin mới

Bài thơ: Lặng thinh... thương
Có một người bước ngang qua đời tôi///Và gửi lại những lời thương tha thiết///Cùng tôi dệt một giấc mơ đẹp tuyệt///Khiến tim tôi khắc đậm một bóng hình

Thương hiệu đồng hành