Thứ sáu, 26/04/2024 23:01 (GMT+7)

Thuê tư vấn Pháp đánh giá an toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

MTĐT -  Thứ tư, 11/09/2019 09:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ GTVT đã thuê đơn vị tư vấn của Pháp để đánh giá độ an toàn của đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước khi bàn giao, đưa vào vận hành khai thác thương mại.

Bộ GTVT đã thuê đơn vị tư vấn của Pháp để đánh giá độ an toàn của đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước khi bàn giao, đưa vào vận hành khai thác thương mại.

Sau khi Bộ GTVT thừa nhận dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chậm do thiết kế cơ sở ban đầu sơ sài, chờ giải ngân vốn, tổng thầu thiếu kinh nghiệm, thì mới đây bộ đã thuê tư vấn Pháp để đánh giá toàn bộ tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

 Đường sắt Cát Linh- Hà Đông đã 10 năm xây dựng, tới nay dự án vẫn chưa xong và chưa hẹn ngày đưa vào sử dụng.

Với vai trò chủ đầu tư dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, bộ GTVT nhận thức rõ trách nhiệm trong quá trình triển khai thực hiện dự án là phải đảm bảo chất lượng và an toàn tuyệt đối.

Trong thời gian triển khai dự án, đã có nhiều đoàn thường xuyên, định kỳ kiểm tra dự án trong các lĩnh vực, cùng với đó, bộ BTVT khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan chú ý công tác kiểm tra, kiểm soát về mặt an toàn, tiến độ, chất lượng công trình để đảm bảo chất lượng an toàn tuyệt đối, sớm đưa dự án vào vận hành khai thác.

Tổng thầu EPC do phía Trung Quốc chỉ định là công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc.

Tư vấn giám sát được tổ chức đấu thầu, đơn vị trúng thầu là công ty TNHH giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh.

Ngân hàng cung cấp vốn vay là China Eximbank không thiết lập đại diện thường trú tại Việt Nam, ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành cấp vốn.

Đã 10 năm xây dựng, tới nay dự án vẫn chưa xong và chưa hẹn ngày đưa vào sử dụng.

Bộ GTVT cho biết dự án chậm, tăng tổng mức đầu tư do nhiều nguyên nhân bao gồm cả chủ quan và khách quan.

Hiện dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành 99% khối lượng công việc, nhưng nhiều lần phải hoãn tiến độ đưa vào khai thác thương mại do vẫn chưa thể hoàn thành các thủ tục liên quan.

Báo cáo của bộ GTVT cũng nói rõ, các dự án đường sắt đô thị như: Tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội, tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi; Dự án đường sắt đô thị TP.HCM tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên, tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương hiện đều chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư.

Vào tháng 7/2019, UBND thành phố , các cơ quan Trung ương đã đồng ý ủy quyền cho ban Quản lý dự án Đường sắt ký kết thỏa thuận cho vay lại phần vốn vay nước ngoài hơn 98 triệu USD để giải ngân các hạng mục liên quan tới việc khai thác, vận hành kinh doanh vận tải tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông.

 Một đoạn của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông.

Lãi suất cho vay lại là 4%/năm tính trên số dư nợ vay lại. Trường hợp không trả nợ đúng hạn bất kỳ khoản nợ nào bao gồm gốc, lãi, phí và các chi phí liên quan khác, bên vay phải trả lãi phạt chậm trả bằng 150% lãi suất cho vay lại, áp dụng cho số ngày quá hạn.

Theo Hà Nội, căn cứ vào các dư nợ hiện nay và dự kiến đến năm 2020 của thành phố, việc vay lại Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông với giá trị khoảng hơn 2.300 tỷ đồng không làm vượt hạn mức vay nợ của thành phố. Thành phố Hà Nội bảo đảm thanh toán nợ vay đầy đủ, đúng hạn.

Phương Bùi (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Thuê tư vấn Pháp đánh giá an toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới