Chủ nhật, 28/04/2024 04:51 (GMT+7)

“Thương hiệu Huế” nhìn từ Quy hoạch tỉnh

MTĐT -  Thứ ba, 09/01/2024 08:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cần tạo ra “thương hiệu Huế”, đó là một trong những đặt hàng của các Bộ, ngành Trung ương đối với Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được Chính phủ thông qua.

Phát triển bằng lợi thế khác biệt

Có sự khác biệt với nhiều địa phương khi Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được Chính phủ thông qua lần này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Và trong năm 2023, tại nhiều hội nghị, hội thảo góp ý, các bộ, ngành Trung ương đánh giá cao bản quy hoạch này. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng, tỉnh “cần tạo ra thương hiệu Huế” - nhìn từ quy hoạch phải rõ ràng hơn nữa.

Theo ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thì “cần tạo ra thương hiệu Huế” không chỉ là đặt hàng của các bộ, ngành Trung ương mà còn là hướng phát triển tất yếu của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. Đó là cách tiếp cận mới, cách nhìn mới và quan điểm mới để phát triển Thừa Thiên Huế lên một tầm cao mới, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và đáp ứng được khát vọng về một thành phố di sản, văn hóa, xanh, thông minh và hiện đại.

Ông Phương nhấn mạnh: Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 54 về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Đây chính là hướng phát triển mới khẳng định thương hiệu nổi trội và lợi thế khác biệt của tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định tổ chức không gian phát triển theo hướng mô hình đô thị trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế; phát huy các tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương; chú trọng bồi đắp và phát huy mạnh mẽ giá trị di sản, văn hóa Huế, con người Huế.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Tiêu chí cao về môi trường cũng là rào cản

Theo Quy hoạch tỉnh vừa được Thủ tướng Chính phủ thông qua thì đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; đô thị hạt nhân cấp vùng và tiểu vùng, là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Là trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước, cực tăng trưởng của Vùng động lực miền Trung. Là đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Là khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng - an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.

Tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế - thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, xanh, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; là đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước; hướng tới thành phố Festival, trung tâm văn hóa - du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu đặc sắc của cả nước và châu Á; là điểm đến an toàn, thân thiện, xứ sở của hạnh phúc và tràn đầy năng lượng.

Ngoài ra, đô thị Huế thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố con người, kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên của vùng đất sông Hương, núi Ngự, cùng với nhiều loại hình nghệ thuật, lễ hội, ẩm thực cung đình, dân gian, truyền thống được khôi phục và phát huy giá trị.

Đặc biệt, Festival Huế, Festival nghề truyền thống đã khẳng định thương hiệu “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Thành phố Xanh quốc gia”, “Một điểm đến - 5 di sản” và được xác định là một trong 3 trung tâm động lực tăng trưởng, gồm đô thị di sản gắn với Khu Công nghệ thông tin tập trung, công viên khoa học. Cùng với đó là phát triển dịch vụ công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đô thị thông minh…

Theo ông Nguyễn Văn Phương, để phục vụ cho mục tiêu phát triển “thương hiệu Huế” như đã thể hiện trong quy hoạch, hiện tỉnh đang tập trung bảo tồn các giá trị di tích, di sản của quốc gia và thế giới và đang phát triển theo hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Đây là một lợi thế phát triển nhưng cũng chính là yếu tố gây bất lợi. Bởi trong quá trình xúc tiến, kêu gọi đầu tư đã ưu tiên lựa chọn các tiêu chí cao về môi trường nên đã trở thành rào cản làm hạn chế trong thu hút các nhà đầu tư. Ngoài ra, xuất phát điểm của tỉnh thấp nên chưa thu hút được thêm các nhà đầu tư chiến lược làm động lực cho tăng trưởng.

Trở ngại lớn nữa, cũng đến từ chính lợi thế văn hóa. Khi đây là nội lực để Thừa Thiên Huế cất cánh nhưng đôi khi lại là rào cản tư duy, dẫn đến việc chậm đổi mới cũng như thích nghi với cái mới. Trong khi Huế, như một câu slogan là cần “luôn luôn mới”!

Bạn đang đọc bài viết “Thương hiệu Huế” nhìn từ Quy hoạch tỉnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo Thừa Thiên Huế

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề