Thứ ba, 30/04/2024 02:47 (GMT+7)

Úc hỗ trợ Việt Nam bảo vệ rạn san hô bằng các công nghệ tiên tiến

Bảo Ngọc -  Thứ sáu, 12/04/2024 09:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhằm chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực giám sát rạn san hô tại Việt Nam, Viện Khoa học biển Úc (AIMS) và Viện Hải dương (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã phối hợp tổ chức khoá tập huấn trong 13 ngày, từ 1/4 đến 13/04/2024 tại Viện Hải dương học.

Úc hỗ trợ Việt Nam bảo vệ rạn san hô bằng các công nghệ tiên tiến
Quang cảnh khoá tập huấn

Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều rạn san hô quý báu, nhưng cũng đang phải đối mặt với các thách thức như biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Với kinh nghiệm từ rạn san hô Great Barrier của Úc - hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới, các chuyên gia Úc có thể chia sẻ những kiến thức và kỹ năng giúp Việt Nam nâng cao khả năng giám sát và bảo vệ các rạn san hô của mình.

Ông Trần Hòa Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa hy vọng những kiến thức và kinh nghiệm được chia sẻ từ các chuyên gia AIMS sẽ giúp các cơ quan quản lý, các nhà khoa học tại tỉnh Khánh Hòa và cả khu vực nâng cao khả năng giám sát và bảo vệ các rạn san hô trước tác động của biến đổi khí hậu.

Tại buổi khai mạc khóa tập huấn, TS Manuel Gonzalez - Trưởng nhóm Giám sát và Phục hồi rạn san hô của AIMS đã giới thiệu về các công nghệ hiện đại ReefScan và ReefCloud trong giám sát rạn san hô. Theo đó, ReefScan là một hệ thống camera dùng để thu thập hiện trạng rạn san hô, còn ReefCloud là bộ cơ sở dữ liệu lớn dạng mở để quản lý các dữ liệu về rạn san hô. Đây là những công nghệ tiên tiến hàng đầu mà AIMS đang phát triển và sử dụng để giám sát rạn san hô.

Ông Andrew Goledzinowski - Đại sứ Úc tại Việt Nam đã thay mặt Chính phủ Úc và AIMS đã tặng Viện Hải dương học 1 thiết bị ReefScan, với 4 camera và một số dụng cụ, tài liệu phục vụ cho việc đào tạo của khóa tập huấn và sử dụng cho công việc giám sát rạn san hô sau này tại Viện Hải dương học.

Úc hỗ trợ Việt Nam bảo vệ rạn san hô bằng các công nghệ tiên tiến
Ông Andrew Goledzinowski - Đại sứ Australia tại Việt Nam trao tặng thiết bị nghiên cứu cho Viện Hải dương học

Khoá tập huấn là một trong các hoạt động triển khai hợp tác giữa Viện Khoa học biển Úc (AIMS) và Viện Hải dương (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) theo Bản ghi nhớ được ký kết từ tháng 1/2023 và Thỏa thuận hợp tác vào tháng 10/2023 nhằm thực hiện dự án "Ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực giám sát rạn san hô tại Việt Nam".

Trong khuôn khổ Sáng kiến tài nguyên Biển (MRI), Chính phủ Úc đã cam kết hỗ trợ và hợp tác với các quốc gia có biển ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, để phát triển và quản lý bền vững tài nguyên biển. Một trong những hoạt động quan trọng trong dự án này là việc đào tạo và hướng dẫn cho 20 nhà khoa học và cán bộ các khu bảo tồn biển tại Việt Nam về nâng cao năng lực, kỹ năng giám sát và quản lý rạn san hô bằng cách ứng dụng công nghệ mới ReefCloud và thiết bị ReefScan.

Khóa tập huấn chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực giám sát rạn san hô tại Việt Nam là một hoạt động quan trọng thể hiện quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển.

Bạn đang đọc bài viết Úc hỗ trợ Việt Nam bảo vệ rạn san hô bằng các công nghệ tiên tiến. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...