Thứ bảy, 27/04/2024 21:40 (GMT+7)

Vinamilk đẩy mạnh lộ trình giảm "dấu chân Carbon", hướng đến Net Zero

Hoàng Đức -  Thứ ba, 18/07/2023 16:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vinamilk cho thấy sự tiên phong trong các hoạt động giảm thiểu dấu chân carbon, quản lý phát thải khí nhà kính, đồng hành cùng Chính phủ hướng đến net zero.

Là công ty sữa lớn của Việt Nam, với hệ thống đơn vị sản xuất khổng lồ gồm 13 nhà máy và 13 trang trại trên cả nước, Vinamilk cho thấy sự tiên phong trong các hoạt động giảm thiểu dấu chân carbon, quản lý phát thải khí nhà kính, đồng hành cùng Chính phủ hướng đến Net Zero.

Vinamilk đẩy mạnh lộ trình giảm "dấu chân Carbon", hướng đến Net Zero - Ảnh 1.
Ông Lê Hoàng Minh, Giám đốc Điều hành sản xuất của Vinamilk trình bày tham luận tại diễn đàn.

Phát biểu tham luận tại Diễn đàn thương mại xanh năm 2023 với chủ đề "Chủ động chuyển đổi xanh", ông Lê Hoàng Minh, Giám đốc Điều hành sản xuất và Trưởng dự án net zero tại Vinamilk cho biết, với ý thức rằng bất kỳ hoạt động sản xuất nào cũng tác động đến môi trường và cộng đồng, Vinamilk luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu các tác động này và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và năng lượng.

Thông qua các hoạt động, Vinamilk khẳng định vai trò tiên phong trong việc quản lý và giảm thiểu dấu chân carbon (‎Carbon footprint) trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đồng hành cùng Chính phủ trong việc thực hiện "Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050" cũng như hướng đến mục tiêu net zero đã cam kết tại COP26.

Đại diện Vinamilk cho biết thêm, quá trình xanh hoá tại Việt Nam vẫn còn không ít thách thức. "Vì giảm phát thải không chỉ là câu chuyện của riêng một doanh nghiệp nào, do chúng ta nằm trong chuỗi giá trị chung. Vinamilk cũng có các nhà cung cấp, người tiêu dùng. Hoạt động của họ đều có chỉ số phát thải. Nếu quy đổi sẽ chiếm đến 80% tổng lượng phát thải. Vì thế, thách thức này không thể tự giải quyết được, mà cần sự chung tay của doanh nghiệp và cộng đồng", ông Minh chia sẻ bên lề diễn đàn.

Vinamilk hiện nằm trong top 36 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu (doanh thu năm 2022 là hơn 60.000 tỷ đồng). Doanh nghiệp hiện đang quản lý 15 trang trại và 17 nhà máy trong và ngoài nước, 13 công ty con, công ty liên doanh và liên kết trong và ngoài nước. Riêng tại Việt Nam, hệ thống các nhà máy, trang trại của Vinamilk có thể xem là có quy mô lớn nhất của ngành sữa.

Hoạt động trong ngành sản xuất, chăn nuôi bò sữa, vì vậy, phát triển bền vững tại Vinamilk được xác định xoay quanh ba trụ cột chính là thiên nhiên-con người-sản phẩm.

Vinamilk đẩy mạnh lộ trình giảm "dấu chân Carbon", hướng đến Net Zero - Ảnh 2.
Các trang trại tại Vinamilk đều sử dụng năng lượng mặt trời, hệ thống biogas biến chất thải đàn bò thành tài nguyên.

Ông Lê Hoàng Minh chia sẻ thêm, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, triển khai thực hành các tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường sử dụng năng lượng xanh, kinh tế tuần hoàn... cũng là một trong 4 mũi nhọn trong chiến lược 5 năm (từ năm 2022 đến 2026) của Vinamilk.

Vinamilk được biết đến là một đơn vị nhận thức và thực hiện các chương trình phát triển bền vững từ rất sớm. Từ năm 2012, đây là doanh nghiệp trong nước hiếm hoi công bố báo cáo phát triển bền vững tham chiếu theo tiêu chuẩn lập Báo cáo Phát triển bền vững toàn cầu GRI và Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc (SDGs). Báo cáo này được công bố tự nguyện, độc lập và được kiểm toán bởi công ty kiểm toán hàng đầu thế giới nhằm đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng và đầy đủ.

Giảm thiểu dấu chân carbon, hướng đến net zero

Trong 11 lĩnh vực trọng yếu mà Vinamilk hoạch định để đầu tư cho phát triển bền vững, quản lý phát thải khí nhà kính là một lĩnh vực được ưu tiên. Điều này được cho thấy rõ nét khi mới đây Vinamilk đã công bố lộ trình tiến đến net zero vào năm 2050 và những nhà máy, trang trại đầu tiên đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014.

Nhà máy sữa Vinamilk Nghệ An và Trang trại bò sữa Vinamilk Nghệ An là 2 đơn vị đầu tiên đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn PAS2060:2014 với hơn 17.560 tấn CO2 đã được hấp thụ. Kết quả này đến từ "hành động kép" là cắt giảm phát thải trong sản xuất, chăn nuôi đồng thời duy trì quỹ cây xanh để hấp thụ khí nhà kính trong nhiều năm qua.

Trước đó, Vinamilk là doanh nghiệp sữa đầu tiên của Việt Nam tham gia Pathways to dairy net zero (Sáng kiến toàn cầu của ngành sữa về net zero) và là doanh nghiệp ngành sữa đầu tiên tại châu Á phối hợp cùng với Tổ chức Khung phát triển bền vững ngành sữa thế giới (DSF) thực hiện chương trình đánh giá – xác định các khía cạnh trọng yếu về phát triển bền vững tại Vinamilk nói riêng và ngành sữa Việt Nam nói chung.

Vinamilk đẩy mạnh lộ trình giảm "dấu chân Carbon", hướng đến Net Zero - Ảnh 3.
Vinamilk và Bộ TN&MT khởi động dự án tại huyện Mê Linh (Hà Nội) vào tháng 2/2023.

Với lộ trình cụ thể là giảm 15% khí nhà kính vào năm 2027, giảm 55% khí nhà kính vào năm 2035 và đạt net zero vào năm 2050, Vinamilk tập trung vào 4 khía cạnh: Chăn nuôi bền vững-sản xuất xanh-logistics thân thiện với môi trường-tiêu dùng bền vững.

Lãnh đạo Vinamilk dẫn chứng về việc áp dụng hệ thống biogas biến chất thải thành tài nguyên (phân bón, nước, khí đốt,…), các trang trại được canh tác 100% theo phương pháp hữu cơ, 70% diện tích các trang trại được phủ xanh, 87% năng lượng xanh, sạch từ biomass, CNG thay thế cho năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch; 15%-20% điện sử dụng được khai thác từ năng lượng mặt trời. Vinamilk cũng đầu tư công nghệ tiết kiệm năng lượng như robot tự hành, hệ thống thu hồi và tái sử dụng nhiệt…

Tiếp nối thành công của chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam (2012-2020), Vinamilk cũng đã phối hợp với Báo Tài nguyên và Môi trường thực hiện dự án trồng cây hướng đến net zero trong 5 năm (2023-2027) với mục tiêu gia tăng độ che phủ của cây xanh trên cả nước, góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu, hình thành những "cánh rừng net zero" trong tương lai. 

"Trong năm nay, chúng tôi sẽ cùng trồng thêm rừng ngập mặn tại Cà Mau, loại hình rừng này có khả năng hấp thụ CO2 cao và giúp hạn chế nhiều hiện tượng tiêu cực khác do biến đổi khí hậu", ông Lê Hoàng Minh cho biết thêm.

Dấu chân carbon là tổng lượng, mức độ khí thải gây hiệu ứng nhà kính phát thải ra, xuất phát từ quá trình sản xuất, sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ của con người trực tiếp hoặc gián tiếp.

Bạn đang đọc bài viết Vinamilk đẩy mạnh lộ trình giảm "dấu chân Carbon", hướng đến Net Zero. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề