Thứ bảy, 20/04/2024 12:01 (GMT+7)

Xây dựng các khu xử lý rác liên tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long

MTĐT -  Thứ ba, 05/01/2021 16:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện nay tổng lượng rác thải phát sinh của toàn vùng ĐBSCL là khoảng 14.000 tấn/ngày với công nghệ xử lý là chôn lấp, trong đó, chỉ có 19/124 bãi chôn lấp là hợp vệ sinh.

Hiện nay tổng lượng rác thải phát sinh của toàn vùng ĐBSCL là khoảng 14.000 tấn/ngày với công nghệ xử lý là chôn lấp, trong đó, chỉ có 19/124 bãi chôn lấp là hợp vệ sinh, tức có 105 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, còn gây ô nhiễm trực tiếp nguồn nước mặt và nước ngầm. Hình thức xử lý bằng chôn lấp khiến nhu cầu sử dụng đất lớn, chi phí cao nhưng tái sử dụng thấp.

Dự báo tổng lượng chất thải rắn đô thị toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 có thể đạt 7 triệu tấn mỗi năm, nhưng trong quy hoạch hiện nay, việc thu gom xử lý chỉ ở quy mô tỉnh, không có quy mô vùng.

Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, cần xây dựng các khu xử lý rác liên tỉnh, áp dụng công nghệ mới. Trong bản Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo có đề xuất xây dựng ba khu xử lý rác liên tỉnh có công nghệ hiện đại.

Rác được xác định là tài nguyên, nhưng công nghệ xử lý là vấn đề cần phải lựa chọn đầu tư phù hợp. (Ảnh: Nhật Hồ)

Khu xử lý rác liên tỉnh thứ nhất sẽ đảm nhận nhiệm vụ xử lý rác của 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu với tổng chất thải rắn đô thị và công nghiệp hằng năm khoảng 331.000 tấn, trong đó có khoảng 891 tấn là bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

Khu xử lý thứ hai, giúp xử lý rác cho bốn địa phương, gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long với dự kiến tổng lượng chất thải rắn đô thị và công nghiệp khoảng 285.000 tấn/năm và có khoảng 1.369 tấn bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

Khu xử lý thứ ba giúp xử lý rác thải cho tỉnh An Giang và Ðồng Tháp với lượng chất thải rắn đô thị và công nghiệp khoảng 332.000 tấn/năm và có khoảng 1.577 tấn bao bì thuốc bảo vệ thực vật…

Đối với các khu xử lý rác thải liên tỉnh, đơn vị tư vấn đề xuất sử dụng công nghệ đốt phát điện với dự kiến suất đầu tư khoảng 1,1 triệu đô la Mỹ/10 tấn rác mỗi ngày; mỗi tấn rác sẽ giúp sản sinh được khoảng 375 kWh điện; diện tích đất sử dụng để đầu tư nhà máy xử lý rác liên tỉnh khoảng 10ha mỗi nhà máy.

PV (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Xây dựng các khu xử lý rác liên tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ