Thứ bảy, 27/04/2024 15:51 (GMT+7)

Chàng trai trẻ ở Bắc Giang có niềm đam mê mãnh liệt với cây tre bonsai

Đặng Nam- Ngọc Tân -  Thứ tư, 24/01/2024 15:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nghệ nhân Sỹ Luân có 21 tác phẩm tre bonsai nghệ thuật được chọn trưng bày trong khán phòng của tiệc trà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thiết đãi TBT-Chủ tịch Tập Cận Bình. Trong đó, “tre ngoại giao” được nhiều người chú ý nhất là cây “Lưỡng long chầu nhật”

Với niềm đam mê mãnh liệt và tâm huyết với cây tre Việt, anh Nguyễn Sỹ Luân đã “hô biến” những phôi tre thành cây cảnh bonsai nghệ thuật độc đáo và mang lại giá trị cao. 

Niềm đam mê với cây cảnh

Trò chuyện với chúng tôi, anh Nguyễn Sỹ Luân (SN 1995, ngụ tại thôn Bảo An, xã Hoàng An, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) cho biết, gia đình anh có truyền thống với nghề làm gốm, chum, trồng cây cảnh. Cách đây hơn 5 năm, anh bén duyên với tre bonsai để thỏa đam mê và tận dụng những kinh nghiệm trong chăm sóc cây cảnh.

Nghĩ là làm, gom vốn liếng sau nhiều năm tích góp bằng nghề trồng cây cảnh và làm gốm sứ, anh đầu tư vườn phôi tre với gần 1,5 tỷ đồng. Kết quả, may mắn không đến trong lần đầu tiên, cả vườn tre bị khô chết gần hết, khiến anh mất trắng.

tm-img-alt
Nghệ nhân trẻ Nguyễn Sỹ Luân đang cắt tỉa tre cảnh trong HTX Vườn Chum- Hoàng An, Hiệp Hòa, Bắc Giang

Không chịu từ bỏ, anh Luân quyết định vay mượn kinh phí từ những người thân trong gia đình để tiếp tục theo đuổi niềm đam mê của mình, với hàng trăm phôi tre được anh thu gom về dưỡng. 

Rút kinh nghiệm từ lần thất bại trước, anh đã tự mày mò, tìm công thức chăm sóc bonsai cho riêng mình. Hiện khu vườn rộng khoảng 2 héc-ta có hàng nghìn loại cây cảnh khác nhau như: Tùng, cúc, trúc, mai, lan… Tuy nhiên, tre bonsai vẫn là điểm nhấn và là tâm huyết của anh Luân.

tm-img-alt
Nghệ nhân Nguyễn Sỹ Luân chăm chút cho bonsai tre mang tên "Tình yêu"

Anh Luân chia sẻ: “Cây tre thường có dáng gốc tự nhiên như bonsai, thân vừa cứng lại vừa mềm, vì vậy, nếu có niềm đam mê và biết cách chăm sóc người chơi có thể dễ dàng biến chúng thành tác phẩm theo ý muốn của mình. Tôi mong muốn có nhiều người cùng đam mê chơi bonsai tre để cùng chia sẻ kinh nghiệm và thả hồn vào cây tre. Đây cũng được xem là giữ hồn cho quê hương, giữ được hình tượng đã gắn bó lâu đời với nông thôn Việt Nam”.

Hạnh phúc khi được đón nhận

Vừa bán gốm, vừa chăm cây, anh Luân bán được đồng nào lại tái đầu tư, mua phôi tre về dưỡng. Đến nay, các sản phẩm của anh được nhiều người biết đến. Theo anh Luân, cơ may lớn khi anh được nghệ nhân trà và sinh vật cảnh Nguyễn Cao Sơn (người đoạt giải Ấn tượng thế giới tại Cuộc thi Trà quốc tế lần thứ 5 tại Paris, Pháp- năm 2022) mời mang các tác phẩm tre bonsai tham gia triển lãm tại TP. Hà Nội. 

Tại đây, tác phẩm tre bonsai "Lưỡng long chầu nhật" của anh Luân được nhiều người chú ý và khen ngợi. Sau đó, được lựa chọn để trang trí tại tiệc trà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tại sự kiện đặc biệt này, đã có 21 tác phẩm tre cảnh- tre nghệ thuật trong HTX Vườn Chum của anh Sỹ Luân được chọn trưng bày trong khán phòng của tiệc trà, trong đó, “tre ngoại giao” được nhiều người chú ý nhất là tác phẩm nghệ thuật “Lưỡng long chầu nhật”. 

tm-img-alt
Nhà báo Đặng Nam và Nhà báo Ngọc Tân bên bon sai tre “Lưỡng long chầu nhật” của nghệ nhân Sỹ Luân

Sở dĩ, sản phẩm của anh Luân được chọn, vì ngoài ý nghĩa về đường lối “ngoại giao cây tre” thì 21 cây được mang tới đều có kiểu dáng đẹp về tạo hình, kỳ công trong chăm dưỡng và được trồng bằng chất hữu cơ- thân thiện với môi trường…

“Không gì có thể hạnh phúc hơn khi các sản phẩm của tôi được tuyển chọn trưng bày tại tiệc trà trong cuộc gặp lãnh đạo cấp cao hai nước vừa qua. Đây là phần thưởng vô cùng quý báu của tôi sau nhiều năm đam mê vô bờ bến với cây tre. Hiện tôi vẫn giữ bonsai “lưỡng long chầu nhật” làm kỷ niệm và không bán đi với bất cứ giá nào”, anh Nguyễn Sỹ Luân tâm sự thêm.

tm-img-alt
Nghệ nhân Sỹ Luân ấp ủ giấc mở thành lập Hiệp hội Bonsai Tre

Được biết, hiện nay nguồn thu chủ yếu của anh Luân từ vườn cây cảnh và gốm truyền thống- Phù Lãng. Đối với tre bonsai, anh mong muốn được nhiều người cùng chơi để chia sẻ đam mê, chưa nghĩ nhiều đến doanh thu- lợi nhuận. 

Chia sẻ với phóng viên Môi trường và Đô thị điện tử, anh Luân cho biết, hiện anh và Hợp tác xã Vườn Chum của anh đang có một mong muốn được các cơ quan chức năng quan tâm, tạo điều kiện và sớm thành lập Hiệp hội Tre bonsai. Từ đó, có một “mái nhà chung” để những nghệ nhân cây cảnh như anh cùng nhau chia sẻ đam mê, kinh nghiệm, gìn giữ bảo tồn nét đẹp tư nhiên từ cây tre truyền thống một cách chuyên nghiệp và đem lại giá trị kinh tế cho mọi người.

Một số tác phẩm bonsai tre của nghệ nhân Sỹ Luân (Bình An, Hoàng An, Hiệp Hòa, Bắc Giang):

tm-img-alt
"Long Vũ"
tm-img-alt
"Phật bà"
tm-img-alt
Nghệ nhân Sỹ Luân đang giới thiệu tác phẩm nghệ thuật tre với tác giả
tm-img-alt
Ba trong số 21 "cây tre ngoại giao" của nghệ nhân Sỹ Luân tại đại tiệc trà 
tm-img-alt
"Hộ pháp"
tm-img-alt
 Với Nguyễn Sỹ Luân: Tre bonsai có mối quan hệ "mật thiết" với trà đạo
tm-img-alt
Các cây cảnh giá trị cao của Nguyễn Sỹ Luân đều được "số hóa"
tm-img-alt
"Gia đình"
tm-img-alt
"Phụ tử"
Bạn đang đọc bài viết Chàng trai trẻ ở Bắc Giang có niềm đam mê mãnh liệt với cây tre bonsai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề