Thứ hai, 13/05/2024 14:59 (GMT+7)

Chùa Phúc Sơn- nơi an vị tượng Phật ngọc Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông

Diệp Anh -  Chủ nhật, 11/02/2024 22:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chùa Phúc Sơn là nơi nhiều thế hệ nhân dân Tân Yên, Bắc Giang được truyền bá thấm nhuần giáo lý của đạo Phật. Đây cũng được chọn là nơi an vị tượng Phật ngọc của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông sau hành trình cung rước qua nhiều ngôi chùa ở miền Bắc.

tm-img-alt
Chùa Phúc Sơn là nơi nhiều thế hệ nhân dân Bắc Giang được truyền bá thấm nhuần giáo lý của đạo Phật. Đây cũng được chọn là nơi an vị tượng Phật ngọc của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông sau hành trình cung rước qua nhiều ngôi chùa ở miền Bắc.

Tôn tượng Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông được chế tác từ viên ngọc bích được khai thác ở Canada với trọng lượng hơn 5 tấn, cao 156cm, do các nghệ nhân đá quý hàng đầu thế giới cùng nghệ nhân lành nghề Việt Nam thực hiện, mang đến đường nét hài hòa trong nghệ thuật và văn hóa Phật giáo Việt Nam.

tm-img-alt
Tôn tượng Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông được chế tác từ viên ngọc bích được khai thác ở Canada

Hành trình cung rước qua các chùa nói trên không chỉ mang giá trị tâm linh, mà còn là nhân duyên hiếm có khi tại mỗi điểm dừng chân, chư tôn đức lại tổ chức lễ cầu “Quốc thái dân an”, quý Phật tử thập phương được dịp tận mắt chiêm bái và cầu nguyện.

tm-img-alt
Nghi thức cung nghinh chư tôn đức

Tôn tượng Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông bằng ngọc được an vị tại Bảo tháp cao 13 tầng của chùa Phúc Sơn đánh dấu kết thúc hành trình cung rước kéo dài gần một tháng, qua các chùa Bái Đính (Ninh Bình), chùa Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Phật Tích (Bắc Ninh), chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang).

tm-img-alt
Bảo tháp cao 13 tầng, đỉnh tháp bằng đồng và pho tượng Quán Thế Âm Bồ Tát tạc bằng đá Ngọc Bích nguyên khối.

Trước đó, vào ngày 15/12/2023 (nhằm ngày năm Quý Mão), chùa Phúc Sơn đã trang trọng tổ chức lễ khai quang an vị Tôn tượng Phật ngọc Phật hoàng Trần Nhân Tông.

tm-img-alt
Lễ khánh thành Chùa Tháp Phúc Sơn diễn ra ngày 16/12/2023

Nhờ sự tín tâm và tâm nguyện của Quý Phật tử cùng nhân dân Bắc Giang, chùa Phúc Sơn được lựa chọn là nơi an vị Tôn tượng đặc biệt linh thiêng này. Lễ khai quang an vị tôn tượng Phật ngọc Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông tại chùa Phúc Sơn có sự chứng minh và tham dự của các chư Tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam và lãnh đạo các tỉnh, thành phố, cơ quan ban ngành Trung ương và tỉnh Bắc Giang.

tm-img-alt
Buổi Lễ khánh thành Chùa Tháp Phúc Sơn có sự tham dự của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Dũng, Phó Pháp Chủ, Chánh Thư ký HĐCM; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực HĐTS; Chư tôn đức Phó Chủ tịch HĐTS, Văn phòng Trung ương Giáo hội; Đại diện các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang và hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử các nơi đến chúc mừng

Chùa Phúc Sơn (hay còn gọi là chùa Ngô Xá) nằm ở xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Chùa được xây dựng vào năm 1693 – năm niên hiệu Chính Hòa thứ 14 dưới thời Lê Trung Hưng – nhà Hậu Lê. 

Chùa được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim ở một khu đất rộng trên ngọn núi Chùa, có hình con phượng hoàng đang sải cánh tung bay nên còn gọi là núi Phượng Hoàng. Chùa ngoảnh mặt về hướng Nam, đây là hướng nhà Phật, lý tưởng đối với nhiều công trình kiến trúc tôn giáo và mang nhiều ý nghĩa tốt lành. 

tm-img-alt
Chùa được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim ở một khu đất rộng trên ngọn núi Chùa (Xây dựng trên nền chùa cũ, sau này là Trường THCS xã Cao Xá)

Ngay từ thời các vua Hùng dựng nước, chùa Phúc Sơn đã là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Tới thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đình Ngô Xá, Chùa Phúc Sơn được trưng dụng làm nơi bàn thảo kế hoạch của du kích, làm trạm xá tạm thời trong chiến tranh phá hoại của Mỹ.

tm-img-alt
Chùa Phúc Sơn ngoảnh mặt về hướng Nam, đây là hướng nhà Phật, lý tưởng đối với nhiều công trình kiến trúc tôn giáo và mang nhiều ý nghĩa tốt lành

Theo lời các bậc cao niên trong làng, chùa Phúc Sơn từng có hai nhà Sư đến trụ trì. Các sư sống rất gần gũi với dân và hăng hái tham gia vào các việc của làng của nước, sống giản dị, dựa vào tấm lòng thơm thảo của bà con Phật tử nơi đây. 

Năm 2009, cụm di tích đình Ngô Xá và chùa Phúc Sơn được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Trải qua nhiều lần tu bổ, chùa vẫn bảo lưu được nhiều giá trị di tích cổ là những tư liệu, hiện vật có giá trị lịch sử và văn hóa: Bảo tháp cao 13 tầng, đỉnh tháp bằng đồng và pho tượng Quán Thế Âm Bồ Tát tạc bằng đá Ngọc Bích nguyên khối./.

Bạn đang đọc bài viết Chùa Phúc Sơn- nơi an vị tượng Phật ngọc Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Nhà bao việc...
Người biết đấy nhà còn bao nhiêu việc///Cơn cớ chi nghĩ mấy chuyện đau lòng///Thời gian đâu mà ngồi để nhớ mong///Rồi trông ngóng một người không đáng nhớ 
Khai mạc Hội thảo Văn hóa năm 2024
Sáng 12/5, tại Quảng Ninh đã diễn ra Hội thảo Văn hóa 2024 với chủ đề Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao.

Tin mới

Nghệ sỹ Nhân dân Tường Vi qua đời ở tuổi 86
Trung tá – NSND Tường Vi tên đầy đủ là Trương Tường Vi, SN 1938 tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Trong sự nghiệp ca hát, NSND Tường Vi để lại dấu ấn với các ca khúc âm nhạc bất hủ, nổi bật là ca khúc “Cô gái vót chông”.
Bài thơ: Nhà bao việc...
Người biết đấy nhà còn bao nhiêu việc///Cơn cớ chi nghĩ mấy chuyện đau lòng///Thời gian đâu mà ngồi để nhớ mong///Rồi trông ngóng một người không đáng nhớ