Thứ hai, 29/04/2024 08:13 (GMT+7)

Chương trình "Vui Tết Trung thu 2023" tại Hoàng thành Thăng Long

Song Lam -  Thứ năm, 14/09/2023 11:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từ ngày 15/9, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu 2023” với nhiều hoạt động hấp dẫn.

tm-img-alt

Với chủ đề “Đèn thu lung linh”, chương trình “Vui tết Trung thu 2023” tại Hoàng Thành Thăng Long có nhiều hoạt động mang tính trải nghiệm. Các em nhỏ và du khách sẽ có dịp tham quan không gian trưng bày các loại đèn trung thu cổ truyền dưới hình thức là các gian hàng trên phố cổ.

Thời gian trải nghiệm các hoạt động này từ ngày 16 đến 24/9 tại khu vực Nhà N31. Chương trình biểu diễn nghệ thuật múa sư tử vào các khung giờ: 10 giờ; 11 giờ; 15 giờ; 16 giờ các ngày 16,17, 23 và 24/9.

Đến với chương trình Vui Tết Trung thu 2023 tại Hoàng thành Thăng Long, các em nhỏ và du khách sẽ được tham gia các hoạt động bổ ích và lý thú như: Thăm quan không gian trưng bày các loại đèn trung thu cổ truyền dưới hình thức là các gian hàng trên phố cổ xưa. Dựa trên các nguồn tư liệu quí của các nhà nghiên cứu nước ngoài như Henri Oger, Albert Kant; bảo tàng Quai Branly (Pháp)...

tm-img-alt
Không gian trưng bày chủ đề “Đèn thu lung linh” với điểm nhấn là chiếc đèn kéo quân khổng lồ và rất nhiều loại đèn trung thu truyền thống như đèn ông sao, đèn cù, đèn thỏ...

Bên cạnh đó, Trung tâm đã phối hợp với nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách cùng nghệ nhân các làng nghề chuyên làm đèn Trung thu xưa ở phố cổ (Hà Nội), Thanh Oai (Hà Nội), Báo Đáp (Nam Định), Đông Hồ (Bắc Ninh),... phục dựng các mẫu đèn cổ đã bị thất truyền từ những nguyên liệu truyền thống giấy dó, giấy nhiễu, giấy bóng kính, nan tre, mây, hồ dán...

Nổi bật nhất là đèn cá chép hóa long, đèn cá chép trông trăng, đèn cua sống, đèn cua chín, đèn thỏ, đèn bướm, đèn tôm, đèn quả đào, quả lựu, đèn trống.

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tiếp tục duy trì các gian hàng bày đồ chơi Trung thu truyền thống như: Ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy trông trăng, mặt nạ giấy bồi, đầu sư tử, trống ếch, trống bỏi, tàu thủy sắt tây, thỏ đánh trống, tò he, thiên nga nhồi bông... Đến tham quan khu trưng bày, các em thiếu nhi sẽ hiểu biết thêm về những loại đồ chơi xưa, trân trọng văn hóa của dân tộc mình. Đối với các bậc ông bà cha mẹ, đó cũng là dịp được hồi ức trở về tuổi thơ của chính mình.

Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức các hoạt động trải nghiệm tương tác bổ ích cho các em nhỏ như làm đèn Trung thu (đèn ông sao, đèn thỏ, đèn cù), làm bánh Trung thu, tô vẽ mặt nạ giấy bồi, diều giấy và biểu diễn nghệ thuật múa sư tử đặc sắc.

Tết Trung thu là một trong bốn lễ tết lớn nhất của người Việt, diễn ra vào giữa mùa thu, ngày rằm tháng tám âm lịch, ngày trăng tròn và sáng nhất trong năm. Tết Trung thu có nguồn gốc từ một nghi lễ nông nghiệp. Thời xa xưa, người nông dân thường ngắm trăng, tiên đoán thời tiết, dự đoán mùa màng "Muốn ăn lúa tháng năm, trông trăng rằm tháng tám".

Được biết, những năm gần đây, vào dịp Tết Trung thu, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đều tổ chức các chương trình phục vụ các em thiếu nhi, nhân dân Thủ đô và du khách. Năm 2018 là hoạt động “Vui Trung thu"; năm 2019: “Trống hội trăng Thu”; hoạt động “Lung linh trăng rằm” năm 2020; “Trung thu sum vầy” năm 2021 và “Đèn lung linh” năm 2022.

Bạn đang đọc bài viết Chương trình "Vui Tết Trung thu 2023" tại Hoàng thành Thăng Long. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.