Chủ nhật, 28/04/2024 20:53 (GMT+7)

Đắk Lắk: Cần kiểm tra cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm môi trường ở xã Hòa Phú

Quý Phúc - Huy Vũ -  Thứ năm, 07/03/2024 06:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột đang xảy ra tình trạng hoạt động tái chế phế liệu của ông Vũ Đức Cường liên tục xả thải bức tử dòng suối gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của người dân xung quanh.

Gần đây, tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận được phản ánh của người dân tại thôn 12, xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột về việc xưởng phế liệu của ông Vũ Đức Cường liên tục xả thải trực tiếp ra dòng suối, gây ô nhiễm môi trường khiến người dân xung quanh tỏ ra bức xức và bất an.

Cơ sở tái chế phế liệu này nằm cạnh con suối, lọt trong những rừng cây, phế liệu, rác thải được tập kết thành những đống cao ngút và hầu hết để lộ thiên. Trong xưởng, rác thải bao bì, túi ni lông,… phế liệu chất thành đống trải dài tràn lan.

tm-img-alt
Xưởng phế liệu của ông Vũ Đức Cường liên tục xả thải trực tiếp ra dòng suối, gây ô nhiễm và làm ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo phản ánh của người dân: "Xưởng phế liệu này thường xuyên bốc mùi khó chịu, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người dân địa phương. Sự việc này đã được kiến nghị nhiều lần lên chính quyền địa phương nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện, các cơ quan chức năng đã tiếp nhận mà không có hướng giải quyết vấn đề này.”

tm-img-alt
tm-img-alt
Rác thải lộ thiên ngay xưởng.

Từ những phản ánh trên, PV tìm đến cơ sở này để tìm hiểu, ghi nhận thực tế cho thấy phản ánh của người dân là có cơ sở. Cơ sở tái chế phế liệu này nằm cạnh Khu công nghiệp Hòa Phú, lọt trong những rừng cây, phế liệu được tập kết thành những đống cao và hầu hết để lộ thiên. Nước thải trong quá trình tẩy rửa phế liệu không được xử lý mà lợi dụng địa hình trũng thấp, để trực tiếp thải ra ngoài chảy thẳng ra suối. Nước thải, nước rỉ rác bị ứ đọng lâu ngày đã phát sinh mùi hôi thối nồng nặc, nước dưới những con suối lúc nào cũng đen ngòm, trở thành tác nhân gây ô nhiễm môi trường nặng nề và những mối nguy về bệnh tật.

Hàng ngày, nhà xưởng luôn luôn đóng cửa, khi có xe ôtô chở phế liệu vào thì mới mở xong lại đóng cửa luôn, xe chở theo rác thải  như túi bóng, nilon… rác thải được xe ô tô loại xe phủ kín chở về sau đó phân loại tái chế thành phẩm hạt nhựa PP chở đi các nơi tiêu thụ.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
Xưởng phế liệu này thường xuyên bốc mùi khó chịu, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người dân địa phương 

Có thể thấy, trong quá trình tẩy rửa, việc sử dụng các hóa chất để làm sạch phế liệu có thể mang lại hiệu suất ngay lúc đầu nhưng không xử lý hiệu quả, gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, bởi thông qua quá trình thấm qua đất, vào nguồn nước ngầm. Từ đó đe dọa nguồn cung cấp nước sạch và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khoẻ của người dân.

Bên cạnh đó, quá trình tẩy rửa còn gây thiệt hại về cây trồng, vật nuôi trong khu vực. Làm ô nhiễm môi trường sống và hệ sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất và sức khỏe là thách thức lớn cho cộng đồng.

Ghi nhận thực tế trên, PV đã liên hệ trao đổi với ông Nguyễn Thanh Quang, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Phú để xác minh sự việc, ông cho biết: “Cơ sở sản xuất tái chế nhựa phế liệu này của ông Vũ Đức Cường. Tại đây, cơ sở này sản xuất, mua bán phế liệu tại thôn 12, xã Hòa Phú, cơ sở này xây dựng trên đất nông nghiệp hoạt động ngày đêm, ở đây cũng chưa được UBND thành phố Buôn Ma Thuột cấp giấy xác nhận bảo vệ môi trường. Tôi cũng báo cáo với cấp trên về xử lý nhiều lần. Tại đây xả thải ghê lắm, hôi thối ảnh hưởng cá chết suốt, bao nhiêu báo chí lên quá trời cũng báo cáo thành phố rồi. Chúng tôi cũng mong anh em báo chí vào cuộc để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường cũng như dòng suối”.

tm-img-alt

Ông Nguyễn Thanh Quang, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Phú tại buổi làm việc với PV.

Được biết, đất ở khu vực này là đất nông nghiệp, theo quy định của nhà nước thì không được xây dựng nhà xưởng. Tuy nhiên, hộ kinh doanh nói trên vẫn cố tình xây dựng nhà xưởng tái chế, sản xuất phế liệu trái phép, gây ảnh hưởng đến môi trường. 

Dẫu biết rằng hoạt động kinh doanh, tái chế phế liệu là công việc mưu sinh của nhiều hộ gia đình và người dân, nhưng chúng ta không thể “đánh đổi môi tường vì lợi ích kinh tế”. Một phần nguyên nhân gây ô nhiễm xuất phát tự nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của người dân, một phần từ công tác quản lý nhà nước đối với loại hình hoạt động này chưa thật nghiêm ngặt.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, đề nghị các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở chây ì trong công tác bảo vệ môi trường, xả nước thải không qua hệ thống xử lý, gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong dư luận.

Bạn đang đọc bài viết Đắk Lắk: Cần kiểm tra cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm môi trường ở xã Hòa Phú. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.