Chủ nhật, 28/04/2024 23:11 (GMT+7)

Gặp gỡ nhà văn Trung Quốc Tạ Lăng Khiết

Mạc Tường Vi -  Thứ năm, 07/12/2023 14:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 6/12, Hội Nhà văn TP.HCM và Chibooks đã phối hợp tổ chức giao lưu với nhà văn Tạ Lăng Khiết và giới thiệu quyển tiểu thuyết mới nhất của bà – “Song nguy thuyền”, bản Việt ngữ.

Tại buổi giao lưu với các đồng nghiệp Việt Nam, nhà văn Tạ Lăng Khiết chia sẻ đã quan tâm đến văn học Việt Nam từ 20 năm trước. Điều khó khăn nhất với bà là tìm đọc tất cả những cuốn sách của Việt Nam mà bà quan tâm vì đầu sách Việt Nam ở Trung Quốc không nhiều. Dù vậy, bà cũng đã cất công tìm kiếm khắp nơi và trong suốt 20 năm qua, bà đã đến Việt Nam rất nhiều lần và tìm được những tác phẩm văn học Việt thú vị.

Tiểu thuyết dài đầu tay “Song nguy thuyền” của bà xoay quanh cuộc sống của người dân châu Âu thời kỳ hậu chiến tranh Thế giới II cùng những tư tưởng triết học về việc nhìn nhận đánh giá về cuộc đời, về nhân sinh, về chiến tranh… Tác phẩm được thể hiện dưới góc nhìn mới lạ, lượng kiến thức sâu sắc về lịch sử châu Âu, công nghệ, tôn giáo, triết học, điêu khắc, hội họa, nhạc kịch, đại dương học… trong tác phẩm.

Tác giả Tạ Lăng Khiết đã có những chia sẻ về tác phẩm của mình: “Song nguy thuyền là cuốn tiểu thuyết dài đầu tiên của tôi và khác biệt đáng kể so với những cuốn trước đó. Sau khi định cư ở Bỉ, tôi đã phải mất nhiều năm để hoàn thành cuốn tiểu thuyết này. Ở thời điểm bắt đầu, cuốn sách vẫn chưa thành hình, nhưng cảm xúc của tôi luôn dâng trào, thôi thúc tôi một cách có ý thức và cả vô thức, khiến tôi bị cuốn vào nó. Thậm chí, đôi lúc tôi bị rơi vào trạng thái điên loạn hoặc hoang tàn khi viết cuốn sách này. Nguồn cảm hứng ẩn sâu bên trong, giống như một ngọn núi lửa dưới lòng đất hay lòng biển mà chưa được biết tới cho đến khi nó khởi phát cả một trận động đất hay sóng thần. Nó đẩy lớp magma dưới áp suất lớn xuyên qua tầng, phun trào một cách không thể kiểm soát…”.

tm-img-alt
tm-img-alt
Nhà văn Tạ Lăng Khiết cùng văn nghệ sĩ thuộc Hội Nhà văn TP.HCM tại buổi giao lưu.

Tại buổi giao lưu, nhà văn Bích Ngân – Chủ tịch Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh đã trao tặng hoa và có lời chúc mừng nữ nhà văn Tạ Lăng Khiết với tác phẩm đồ sộ không chỉ về số trang in mà cả về kiến thức và tài năng. Bà cũng hoan nghênh và cảm ơn dịch giả Nguyễn Lệ Chi đã dành nhiều tâm huyết để cuốn sách mới của Tạ Lăng Khiết được ra mắt độc giả với bản dịch tiếng Việt rất quý giá. Bên cạnh đó, nhà văn Trầm Hương, PGS.TS nhà văn Trần Hoài Anh, nhà thơ Lê Thị Kim… cũng lần lượt đặt câu hỏi cho nhà văn Tạ Lăng Khiết.

tm-img-alt
Nhà văn Bích Ngân (đứng) bên cạnh nhà văn Tạ Lăng Khiết và dịch giả Nguyễn Lệ Chi.

Nhà văn Tạ Lăng Khiết là người gốc Quảng Tây (Trung Quốc), nhưng lập gia đình và sinh sống tại châu Âu đã 16 năm. Bà tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản lý Doanh nghiệp. Sau đó, chuyển hướng sang học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Bà đã làm việc trong lĩnh vực quản lý tài chính suốt 11 năm trước khi quyết định từ chức vào năm 1999.

Sự nghiệp văn chương của Tạ Lăng Khiết bắt đầu từ năm 2001 với nhiều truyện ngắn được đăng tải trên các tạp chí như: Tháng Mười, Văn học Bắc Kinh, Tác gia Trung Quốc, Văn học Thượng Hải, Chuyên gia, Tiểu thuyết giới, Văn học Thời đại, Văn học Quảng Tây…

tm-img-alt
Nhà văn Tạ Lăng Khiết ký tặng sách.

Trong đó, một số tác phẩm của bà đã được chọn vào các tuyển tập như: Tuyển tập truyện ngắn, Tuyển tập truyện ngắn Trung Quốc, Tác giả nữ Văn học Trung Quốc… Bà từng giành các giải thưởng như: Giải thưởng Văn học thanh niên Quảng Tây, Giải thưởng Văn học Trung Sơn dành cho Hoa kiều… Một trong những tác phẩm nổi bật nhất của bà là tập truyện vừa “Chiếc bím tóc”.

Bạn đang đọc bài viết Gặp gỡ nhà văn Trung Quốc Tạ Lăng Khiết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.