Thứ bảy, 27/07/2024 08:18 (GMT+7)

Google Doodle hôm nay 1/12: Kỷ niệm ngày sinh của Jerry Lawson

MTĐT -  Thứ năm, 01/12/2022 10:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Google Doodle ngày 1/12 có game tương tác ở trang chủ để kỷ niệm ngày sinh của Jerry Lawson, một trong những người tiên phong trong lĩnh vực trò chơi điện tử.

Jerry Lawson là ai?

Gerald “Jerry” Lawson cùng đồng đội đã phát triển hệ thống trò chơi điện tử gia đình đầu tiên có thể tháo rời hộp băng. 

Lawson sinh ra ở Brooklyn, New York năm 1940. Ông mày mò đồ điện tử từ khi còn nhỏ, từng sửa tivi quanh khu phố và lắp ráp đài bằng cách sử dụng các bộ phận tái chế. Ông theo học Queens College và City College of New York trước khi bắt đầu sự nghiệp ở Palo Alto, California.

Vào thời điểm đó, thành phố và khu vực xung quanh nơi này được gọi là “Thung lũng Silicon” do sự bùng nổ của các công ty công nghệ mới và các chương trình sáng tạo khởi nghiệp.

tm-img-alt
Jerry Lawson - người đặt nền móng cho hệ thống máy chơi game hiện đại. Ảnh: Businesswire

Khi đến California, Lawson gia nhập Fairchild Semiconductor với tư cách cố vấn kỹ thuật. Vài năm sau, ông được thăng chức Giám đốc kỹ thuật và Tiếp thị bộ phận trò chơi điện tử của Fairchild. Tại đây, ông lãnh đạo việc phát triển hệ thống Fairchild Channel F - bảng điều khiển hệ thống trò chơi điện tử gia đình đầu tiên có thể thay thế các hộp băng trò chơi khác nhau, cần điều khiển kỹ thuật số 8 chiều và nút tạm dừng trên thanh công cụ. Channel F đã mở đường cho các hệ thống chơi game trong tương lai như Atari, SNES, Dreamcast, v.v.

Năm 1980, Lawson rời Fairchild để thành lập công ty riêng, VideoSoft - một trong những công ty phát triển trò chơi điện tử sớm nhất thuộc sở hữu của người da màu. Công ty đã tạo ra phần mềm cho Atari 2600, giúp phổ biến hộp trò chơi mà Lawson và nhóm của ông đã phát triển. Mặc dù họ đóng cửa 5 năm sau đó, Lawson khẳng định mình như người tiên phong trong ngành và tiếp tục tư vấn cho nhiều công ty kỹ thuật và trò chơi điện tử trong suốt phần còn lại của sự nghiệp.

Năm 2011, Hiệp hội các nhà phát triển trò chơi quốc tế công nhận Lawson là người tiên phong vì những đóng góp của ông cho lĩnh vực trò chơi. Đại học Nam California cũng thành lập Quỹ Gerald A. Lawson để hỗ trợ những sinh viên muốn theo đuổi bằng đại học hoặc sau đại học về thiết kế trò chơi hoặc khoa học máy tính. Thành tích của Lawson được tưởng niệm tại sảnh Danh vọng Trò chơi Điện tử Thế giới ở Rochester, New York.

Tạo ra Channel F "cho vui"

Dù rằng không quá nhiều game thủ biết đến Jerry Lawson nhưng trong vài năm gần đây thì ngành công nghiệp trò chơi điện tử đã ghi nhận tên tuổi của ông tại Bảo tàng danh vọng - World Video Game Hall of Fame.

"Ông ấy thực sự là một nhà tiên phong", Allan Alcorn, người tạo ra trò chơi "Pong" khẳng định về người bạn của mình.

Máy chơi game của Lawson là 1 sản phẩm Fairchild chưa từng có mặt trên thị trường và hoàn toàn độc đáo. theo những chia sẻ của mình tại sự kiện Classic Gaming Expo ở Burlingame, California năm 2005 thì ông cảm thấy mình giống như 1 mật vụ đang âm thầm phát triển 1 nền tảng riêng mà không cản trở bất kỳ đối thủ nào.

Với 6 tháng phát triển, nhóm của Lawson đã gây tiếng vang lớn với sự ra đời của Channel F vào năm 1976.

tm-img-alt
Chỉ sau sáu tháng phát triển, nhóm của Lawson đã trở nên nổi tiếng với sự ra đời của Channel F vào năm 1976. Ảnh: Twitter

Theo đó, Channel F đã tạo ra cần điều khiển kỹ thuật số tại nhà đầu tiên trên thế giới và trên đó thậm chí còn có nút "Pause" đầu tiên được xuất hiện trên các máy trò chơi điện tử. Tuy nhiên, lý do lớn nhất khiến nó trở nên nổi bật là máy của Lawson cho phép người chơi có thể hoán đổi các hộp băng video của các trò chơi điện tử khác nhau.

Với cơ chế đặc biệt, khi người chơi tháo lắp các hộp băng nhiều lần thì vẫn không làm hỏng các chip bán dẫn dù cho đó là 1 vụ nổ nhỏ do tĩnh điện.

Với thị trường hiện tại, Lawson khẳng định không ai có khả năng tạo ra 1 sản phẩm tiêu dùng có thể cắm nhiều thiết bị nhớ với tần suất lớn như vậy cả. Hoàn toàn không 1 ai.

Jerry Lawson qua đời vì căn bệnh tiểu đường

Với sự bỏ cuộc của Fairchild, cộng với việc Atari đang "lên như diều gặp gió", Lawson quyết định rời khỏi Fairchild vào năm 1980. Ông thành lập Videosoft - một công ty chuyên sản xuất game cho hệ máy Atari 2600. Một thời gian sau, ông chuyển qua làm công việc tư vấn, và tiếp tục những đam mê trước đây của mình - lắp ráp, đổi mới, và sáng tạo tại xưởng riêng ở nhà.

Thời gian cứ thế trôi đi, và trong khi những nhà sáng chế, những người đi tiên phong tại thung lũng Silicon được vinh danh, thì Lawson lại dần bị chìm vào quên lãng. Năm 2011, Joseph Saulter - lãnh đạo hội đồng đa-dạng-sắc-tộc tại Hiệp hội những nhà phát triển game - nhận được câu hỏi, đại ý rằng khi nào bọn họ mới vinh danh Jerry Lawson. Câu trả lời của Saulter, bất ngờ thay, là ông chưa từng bao giờ được nghe tới cái tên Lawson - mặc dù bản thân Saulter cũng là một chuyên gia người da đen trong ngành công nghiệp game hiện đại. Khi được nghe kể về cuộc đời và sự nghiệp của Lawson, ông không thể tin, một người có đóng góp to lớn như vậy lại trở thành "vô danh".

Chia sẻ với tạp chí Mercury, Saulter cho biết: "Tôi không biết phải nói sao nữa. Tôi cảm thấy rất buồn, thậm chí đã khóc, vì một người có đóng góp to lớn như vậy lại bị bỏ quên".

Và thế là, Saulter bắt tay vào làm mọi điều có thể để sớm "sửa sai". Ba tuần sau đó, Lawson được giới thiệu và vinh danh trong Hội nghị những nhà phát triển game năm 2011, tổ chức tại San Francisco.

Đây cũng là khoảng thời gian mà Lawson bị căn bệnh tiểu đường hành hạ. Năm 2011, ông rơi vào tình trạng mù một mắt và phải ngồi xe lăn, do đã phải cắt cụt mất một chân. Lawson qua đời vào ngày mùng 9 tháng 4 năm 2011, chỉ một tháng sau khi ông được vinh danh.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Google Doodle hôm nay 1/12: Kỷ niệm ngày sinh của Jerry Lawson. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái (Lục Yên) sắp diễn ra Ngày hội "Pay Tái"
Ngày hội Pay Tái (đi tết nhà ngoại) xã Lâm Thượng đã trở thành hoạt động thường niên, niềm tự hào của đồng bào dân tộc Tày, Nùng xã Lâm Thượng nói riêng cũng như huyện Lục Yên nói chung.
Vì sao người Nhật không bao giờ vứt giấy vệ sinh vào thùng rác?
Hóa ra giấy vệ sinh đã qua sử dụng của họ không bao giờ được vứt vào thùng rác mà được ném thẳng vào bồn cầu và xả trôi cùng với phân. Hầu hết giấy vệ sinh mà người Nhật sử dụng đ.ều có tính hòa tan, tức là sẽ bị phân hủy bởi nước không có tắc nghẽn.

Tin mới

Thương hiệu đồng hành