Thứ sáu, 26/04/2024 04:55 (GMT+7)

Hàng triệu người dự kiến được tăng lương, phụ cấp từ 1/7/2020

MTĐT -  Thứ năm, 09/01/2020 10:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với mức lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng, dự kiến từ 1/7/2020 lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang cao nhất là 16 triệu đồng, thấp nhất 2,16 triệu/tháng.

Ảnh minh họa

Bộ Nội vụ vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định về mức lương cơ sở với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ ngày 1/7/2020. Dự thảo nghị định này đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến của nhân dân.
Bộ Nội vụ cho biết, mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng mới đạt 42,39% so với mức lương tối thiểu vùng bình quân năm 2019 (3,515 triệu đồng/tháng) và đạt 40,16% so với mức lương tối thiểu vùng bình quân năm 2020 (3,71 triệu đồng/tháng). Điều này dẫn đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang còn nhiều khó khăn.
Tuy điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn nhưng để cải thiện đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Quốc hội đã ban hành nghị quyết số 86 để điều chỉnh mức lương cơ sở.
Cụ thể, Quốc hội cho phép thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2020.
Như vậy, trong năm 2020, lương, phụ cấp, mức hoạt động phí, sinh hoạt phí, các khoản trích và các chế độ khác được hưởng theo mức lương cơ sở sẽ được tính theo 2 giai đoạn: Từ nay đến 30/6/2020, áp dụng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng như hiện nay; Từ 1/7/2020 trở đi, áp dụng mức lương cơ sở là 1,6 triệu đồng/tháng.
Cũng theo dự thảo này, việc tăng lương cơ sở sẽ áp dụng đối với 9 đối tượng gồm: Cán bộ, công chức (CB, CC) từ T.Ư đến cấp huyện (theo khoản 1, khoản 2, điều 4 Luật CBCC năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019); CB, CC cấp xã (theo khoản 3, điều 4 Luật CBCC năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019); Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (theo Luật Viên chức năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2019); Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, xếp lương (theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP); Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế của các hội được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động (theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP); Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an Nhân dân; Người làm việc trong tổ chức cơ yếu; Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Dự thảo cũng quy định kinh phí thực hiện đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo đó, các bộ ngành trung ương sử dụng 10% nguồn tiết kiệm chi thường xuyên dự toán năm 2020 tăng thêm so với dự toán năm 2019; một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2019 chưa sử dụng hết chuyển sang nếu có.
Các tỉnh, thành trực thuộc trung ương sử dụng 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2019 so với dự toán được Thủ tướng giao; 50% tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm 2018 so với dự toán năm 2017 được Thủ tướng giao; 50% tăng thu ngân sách địa phương đự toán năm 2020 so với dự toán năm 2019 được Thủ tướng giao...
Theo Kinh tế & Đô thị
Bạn đang đọc bài viết Hàng triệu người dự kiến được tăng lương, phụ cấp từ 1/7/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.