Chủ nhật, 05/05/2024 00:58 (GMT+7)

Huyện Tiền Hải (Thái Bình) chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngọc Tuyên - Nguyễn Bảo -  Thứ hai, 18/09/2023 07:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 7/9, UBND huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) ban hành văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, về những ‘vấn đề’ tại Phòng khám đa khoa Đại Dương Tiền Hải.

Trước đó, ngày 01/9, toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải bài viết “Thái Bình: Kiến nghị bổ sung kế hoạch thanh tra Phòng khám đa khoa Đại Dương Tiền Hải - https://www.moitruongvadothi.vn/thai-binh-kien-nghi-bo-sung-ke-hoach-thanh-tra-phong-kham-da-khoa-dai-duong-tien-hai-a141110.html”.

Nội dung bài viết phản ánh, thời gian qua dư luận tại địa phương xôn xao trước thông tin Công ty TNHH Khám chữa bệnh Đại Dương là Chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng phòng khám đa khoa tư nhân Đại Dương Tiền Hải (sau đây viết tắt là Dự án, địa chỉ tại xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình), có dấu hiệu xây dựng một số công trình hoành tráng không đúng quy hoạch, thiết kế được phê duyệt trên khuôn viên đất Dự án, gây ảnh hưởng đến quy hoạch đô thị, cảnh quan môi trường và công tác khám, chữa bệnh.

tm-img-alt
Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, UBND huyện Tiền Hải chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra Phòng khám đa khoa tư nhân Đại Dương Tiền Hải

Liên quan đến nội dung phản ánh trên, ngày 31/8, trả lời PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiền Hải, cho biết liên quan đến thủ tục đất đai, xây dựng của Dự án trên, tới đây Phòng sẽ đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình bổ sung vào Kế hoạch thanh tra năm 2023.

Thông tin về mục đích sử dụng đất của Dự án, vị lãnh đạo này khẳng định là để xây dựng phòng khám đa khoa. Đây là dự án cấp tỉnh nên việc cấp phép xây dựng, quy hoạch tổng thể mặt bằng xây dựng là do Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình cấp. Vì vậy, cấp Sở mới có chức năng thanh tra, kiểm tra về xây dựng, mục đích sử dụng đất, cũng như cam kết bảo vệ môi trường của Dự án.

tm-img-alt
tm-img-alt
Công trình ‘nghi’ là nhà ở, có dấu hiệu xây dựng không đúng quy hoạch, thiết kế nằm tách biệt, độc lập hoàn toàn với các công trình xây dựng phục vụ Dự án.

Cũng liên quan đến nội dung bài viết trên, ngày 7/9, UBND huyện Tiền Hải ban hành Văn bản số 1687/UBND-TNMT về việc kiểm tra làm rõ thông tin nội dung phản ánh của cơ quan truyền thông.

Nội dung văn bản thể hiện, UBND huyện Tiền Hải nhận được thông tin phản ánh về việc xây dựng công trình không đúng quy hoạch của Công ty TNHH Khám chữa bệnh Đại Dương tại xã Tây Giang.

Để xác định rõ nội dung thông tin phản ánh của cơ quan truyền thông, UBND huyện Tiền Hải giao Phòng Kinh tế - Hạ tầng chủ trì, phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã Tây Giang tổ chức kiểm tra làm rõ nội dung thông tin phản ánh của cơ quan truyền thông đối với Công ty TNHH Khám chữa bệnh Đại Dương tại xã Tây Giang (Công ty TNHH Khám chữa bệnh Đại Dương được UBND tỉnh Thái Bình cho thuê đất tại Quyết định số 1341/QĐ-UBND ngày 07/6/2018). Báo cáo UBND huyện kết quả thực hiện theo quy định. UBND huyện Tiền Hải yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND xã Tây Giang triển khai thực hiện.

tm-img-alt

Công trình được cho là Nhà điều hành của Phòng khám đã khoa Đại Dương Tiền Hải có lối đi riêng, liệu có gây bất tiện trong quá trình điều hành hoạt động của phòng khám này?

Trong một diễn biến khác, theo tìm hiểu của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 13/3/2018, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 699/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng phòng khám đa khoa tư nhân Đại Dương Tiền Hải (sau đây viết tắt là Dự án, địa chỉ tại xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) của Công ty TNHH Khám chữa bệnh Đại Dương.

Mục tiêu của Dự án là khám chữa bệnh (hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa). Quy mô của Dự án, khám bệnh 40.000 lượt bệnh nhân/năm; Cận lâm sàng (Chụp X quang; Siêu âm; Xét nghiệm; Nội soi thực quản, dạ dày; Điện tim; Điện não; Siêu âm loãng xương): 58.000 lượt bệnh nhân/năm. Điều trị ngoại trú (Ngoại, nội, Phụ khoa, Tai mũi họng, Răng hàm mặt): 29.300 lượt bệnh nhân/năm.

tm-img-alt

Dư luận băn khoăn đặt câu hỏi, vì sao Dự án đã đi vào hoạt động suốt một thời gian dài nhưng một công trình quan trọng là Nhà điều trị, trung tâm kỹ thuật của phòng khám, đến nay Chủ đầu tư mới tiến hành xây dựng?!

Các công trình xây dựng chính của Dự án: Nhà bảo vệ; Nhà gửi xe, gara ô tô; Khu khám bệnh, điều trị, nhà điều hành (2 tầng); Nhà đặt máy phát dự phòng; Nhà ăn ca, nhà bếp; Nhà điều trị, trung tâm kỹ thuật; Khu xử lý chất thải. Diện tích đất dự kiến sử dụng: 5.494,8 m2. Tổng vốn đầu tư: 23.950.683.066 đồng. Thời hạn thực hiện Dự án là 49 năm kể từ ngày ký Quyết định chủ trương đầu tư.

Để thực hiện Dự án, ngày 7/6/2018, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 1341/QĐ-UBND về việc thu hồi đất của Bệnh viện Đa khoa tư nhân Lâm Hoa, cho Công ty TNHH Khám chữa bệnh Đại Dương thuê tại xã Tây Giang, huyện Tiền Hải. Theo đó, thu hồi 5.494,8 m2 đất của Bệnh viện Đa khoa tư nhân Lâm Hoa (lý do thu hồi: Bệnh viện Đa khoa tư nhân Lâm Hoa tự nguyện trả lại đất tại Văn bản số 0808/BVĐKLH ngày 08/8/2017). Sau đó giao cho Công ty TNHH Khám chữa bệnh Đại Dương thuê toàn bộ phần diện tích đất này để xây dựng Phòng khám Đa khoa tư nhân Đại Dương Tiền Hải. Thời hạn thuê đất: Kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực đến hết ngày 13/3/2067. Hình thức thuê đất: Trả tiền thuê đất hàng năm.

Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ cập nhật thông tin về kết quả kiểm tra nội dung sự việc từ cơ quan chức năng của UBND huyện Tiền Hải.

Bạn đang đọc bài viết Huyện Tiền Hải (Thái Bình) chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Ngang nhiên xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp
Công trình nhà xưởng ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp của một hộ dân tại làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ. Trước sự việc này, chính quyền địa phương đã đề nghị tháo dỡ nhưng hộ dân vẫn cố tình không chấp hành.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Khu công nghiệp trước sức ép "nâng tầm"
Việc chuyển đổi dần từ khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái không chỉ khắc phục được những hạn chế về môi trường, mà còn gia tăng chuỗi giá trị và thu hút được dòng vốn đầu tư bền vững.