Thứ hai, 29/04/2024 01:03 (GMT+7)

Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030

Khánh Dung -  Thứ hai, 28/02/2022 17:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ NN&PTNT vừa ban hành Quyết định số 678/QĐ-BNN-TCTL về Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Các nhóm nội dung : Tuyên truyền, phổ biến nội dung của Chiến lược; cơ chế, chính sách, tăng cường thực thi pháp luật; cấp nước tập trung nông thôn; cấp nước quy mô hộ gia đình; cấp nước an toàn và thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao hiệu quả quản lý vận hành công trình cấp nước sạch nông thôn; xử lý chất thải chăn nuôi; khoa học công nghệ; hợp tác quốc tế; nguồn nhân lực; tổ chức giám sát đánh giá.

nuoc-sach(2).jpg
Kế hoạch triển khai thí điểm hỗ trợ cấp nước quy mô hộ gia đình phù hợp vùng, miền để nhân rộng mô hình

Tập trung tuyên truyền, phổ biến nội dung của Chiến lược, kế hoạch thực hiện đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nước sạch và vệ sinh nông thôn; tổ chức phát động Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn hàng năm và triển khai các hoạt động hưởng ứng.

Thực hiện hoạt động giáo dục, truyền thông để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách; thay đổi hành vi, thói quen; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước; đảm bảo vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh cá nhân.

Hướng dẫn người dân chủ động tích, trữ nước để sử dụng trong mùa khô, thời gian hạn hán, xâm nhập mặn, ngập lụt; Đa dạng loại hình truyền thông, kết hợp giữa phương thức truyền thống với ứng dụng công nghệ thông tin; gắn kết chặt chẽ với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng tổ chức truyền thông nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước;….

Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nước sạch và vệ sinh nông thôn; nghiên cứu đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách mới về nước sạch và vệ sinh nông thôn; đánh giá hiện trạng hệ thống cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, hệ thống đơn vị sự nghiệp, đơn vị quản lý khai thác công trình trong lĩnh vực nước sạch nông thôn từ Trung ương đến địa phương và đề xuất giải pháp củng cố thực hiện.

Cùng với đó, xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về nước sạch và vệ sinh nông thôn; Đầu tư công trình tạo nguồn cấp nước sinh hoạt tại vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước từ nguồn vốn ngân sách Trung ương.

Đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung nông thôn cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực bãi ngang, ven biển, biên giới, hải đảo từ nguồn vốn ngân sách Trung ương;…

Triển khai thí điểm hỗ trợ cấp nước quy mô hộ gia đình phù hợp vùng, miền để nhân rộng mô hình; hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng vật liệu thu, xử lý, trữ nước an toàn hộ gia đình; hướng dẫn về quy định vật tư, thiết bị sử dụng trong công trình cấp nước quy mô hộ gia đình; trách nhiệm của các đơn vị cung cấp vật tư, thiết bị; …

Xây dựng hướng dẫn thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn nông thôn đảm bảo ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đánh giá và tổng hợp tình hình triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn nông thôn.

Xây dựng tài liệu kỹ thuật hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi; tăng cường hướng dẫn kiểm tra tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi.

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, giải pháp cấp nước và vệ sinh thân thiện với môi trường, xét nghiệm nhanh chất lượng nước phục vụ sinh hoạt, ưu tiên công nghệ đơn giản, giá thành phù hợp với khả năng chi trả của người dân.

Nghiên cứu, ứng dụng vật liệu mới, tận dụng nguyên vật liệu địa phương trong xây dựng công trình, bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ quan và cảnh quan công trình; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ thông minh trong giám sát nguồn nước, chất lượng nước, thực hiện số hóa, tự động hóa công tác quản lý vận hành và bảo vệ công trình;…

Trước đó, vào ngày 24/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1978/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu tổng thể của Chiến lược là đảm bảo người dân nông thôn được quyền tiếp cận sử dụng dịch vụ cấp nước sạch công bằng, thuận lợi, an toàn với chi phí hợp lý; đảm bảo vệ sinh hộ gia đình và khu vực công cộng, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh; bảo vệ sức khỏe, giảm các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Theo đó, mục tiêu cụ thể của Chiến lược là phấn đấu đến năm 2030 có 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày. 100% hộ gia đình nông thôn, trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn; 100% người dân nông thôn thường xuyên thực hiện vệ sinh cá nhân.
Chiến lược phấn đấu 25% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 15% nước thải sinh hoạt được xử lý; 75% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.
Đến năm 2045, phấn đấu 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, bền vững; 50% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 30% nước thải sinh hoạt được xử lý; 100% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.
Để đạt được mục tiêu trên, Chiến lược đưa ra các giải pháp cụ thể về hoàn thiện thể chế, chính sách; về thông tin - giáo dục - truyền thông; về cấp nước sạch nông thôn; về vệ sinh nông thôn; về khoa học công nghệ; về hợp tác quốc tế; về huy động nguồn lực; về phát triển nguồn nhân lực; về giám sát đánh giá./.
Bạn đang đọc bài viết Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Thiệt hại gần 10 tỷ đồng do hạn hán
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 24/4, hạn hán đã gây thiệt hại cho tỉnh gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị ảnh hưởng.
An Giang: Điểm du lịch Cồn Én hút hồn du khách gần xa
Khu du lịch sinh thái Cồn Én rất ấn tượng, khiến các tín đồ du lịch vô cùng mong ngóng có dịp được trực tiếp trải nghiệm. Đây được kỳ vọng là điểm sáng của du lịch An Giang, hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cả khách du lịch trong nước và quốc tế.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.