Thứ tư, 15/05/2024 00:13 (GMT+7)

Điện mặt trời - nhiên liệu sạch nhưng giá thành quá cao (Kỳ 3)

Thùy Dung -  Thứ tư, 12/06/2019 16:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

PGS.TS Nguyễn Trường Luyện cho rằng: “Điện mặt trời chính là nguồn nhiên liệu sạch nhất. Tuy nhiên, giá thành tương đối cao, vì công nghệ Silic chiết xuất rất khó".

Điện mặt trời là xu hướng phát triển trong việc cung cấp năng lượng cho các nhu cầu tư nhân và công cộng với nhiều ưu điểm. Nổi trội nhất chính là khả năng tái tạo của nguồn năng lượng này. Năng lượng mặt trời có thể được tiếp nhận và sử dụng ở mọi nơi trên thế giới. Theo tính toán của NASA, mặt trời có thể cung cấp năng lượng cho chúng ta trong khoảng 6,5 tỷ năm nữa.

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, PGS.TS Vật lý Nguyễn Trường Luyện – nguyên viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: "Điện mặt trời là nguồn năng lượng sạch nhất. Tuynhiên, giá thành tương đối cao vì công nghệ Silic chiết xuất rất khó, thêm nữa là các tấm pin mặt trời cần một diện tích rất lớn. Dàn năng lượng mặt trời muốn có hiệu suất cao thì phải đặt ở những nơi có mật độ, thời gian chiếu sáng lớn, thích hợp nhất ở Việt Nam hiện nay là Nam Trung B.

PGS.TS Vật lý Nguyễn Trường Luyện – Nguyên viện trưởng viện KH&KT (Đại học Bách khoa Hà Nội).

Hiện nay, nhu cầu về năng lượng điện là rất lớn gồm: Nhiệt điện, thuỷ điện, điện hạt nhân, điện tái tạo. Việt Nam đã khai thác hết công suất của thuỷ điện, điện hạt nhân thì đã dừng, nhiệt điện thì rẻ nhưng lại có vấn đề về môi trường. Chính bởi vậy, không chỉ Việt Nam mà cả thế giới hướng đến năng lượng sạch gồm: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học... Năng lượng gió thì cũng không đảm bảo môi trường bởi những cánh quạt gió sẽ vô tình làm chết các loài chim nếu như chúng vô tình va phải. Vậy nên, năng lượng mặt trời là năng lượng tạo ra nguồn điện sạch nhất.

Bên cạnh đó, điện mặt trời cũng khác hơn so với thủy điện hay các hình thức năng lượng sạch khác, năng lượng mặt trời có thể được sản xuất ở quy mô hộ gia đình. Đồng thời, phạm vi ứng dụng của năng lượng mặt trời cũng rất rộng có thể cung cấp điện tại các khu vực không có kết nối với lưới điện quốc gia.

Điện mặt trời gần đây được gọi là “năng lượng toàn dân”, phản ánh sự đơn giản của việc tích hợp điện mặt trời vào hệ thống cung cấp điện nhà, song song với điện lưới hoặc điện từ các nguồn cung khác.

PGS.TS Nguyễn Trường Luyện cho biết thêm: “Hiện nay ở rất nhiều địa phương, họ lắp đặt các tấm pin mặt trời lên mái nhà nên hạn chế được rất nhiều diện tích đất làm điện mặt trời. Vì pin mặt trời không tạo ra khí CO2 để gây hiệu ứng nhà kính, cũng không tạo ra sỉ than như nhiệt điện. Còn năng lượng hạt nhân tạo ra chất thải hạt nhân rất độc, quá trình phân huỷ lên đến hàng nghìn năm. Cho nên, năng lượng mặt trời so với các nguồn khác là sạch nhất”.

Nhiều mái nhà tại các tỉnh miền Nam và Nam Trung Bộ lắp đặt tấm pin mặt trời.

Chu kì của một tấm panel Silic khoảng 30 năm, sau khi hết chu kì các tấm Silic đó  được đưa về tái tạo lại để tiếp tục sản xuất bằng cách sẽ bóc tách thu hồi lại Silic và thiếc. Riêng chất dẻo để phủ bề mặt đảm bảo độ bền thì cần phải phải xử lí làm mới.

Mặc dù là nguồn nhiên liệu có thể tái tạo được cũng như có rất nhiều ưu điểm, thế nhưng nguồn điện được tạo ra từ năng lượng mặt trời này cũng có nhiều mặt hạn chế như: Chi phí đầu tư khá đắt đỏ, giá của ắc quy/pin tích trữ điện mặt trời để lấy điện sử dụng vào ban đêm hay khi trời không có nắng khá cao so với túi tiền của đại đa số người dân.

Vì thế, ở thời điểm hiện tại, điện mặt trời chưa có khả năng trở thành nguồn điện duy nhất ở các hộ gia đình, chỉ có thể là nguồn bổ sung cho điện lưới và các nguồn khác. Ngoài ra, điện mặt trời có một thực tế rằng: Vào ban đêm hay trong những ngày nhiều mây và mưa thì nguồn điện sẽ yếu và không được đảm bảo.

Tuy nhiên, chi phí để lắp đặt các tấm pin mặt trời còn khá đắt đỏ.

Việc sản xuất các tấm pin mặt trời màng mỏng đòi hỏi phải sử dụng cadmium telluride (CdTe) hoặc gallium selenide indi (CIGS) - những chất rất quý hiếm và đắt tiền. Điều này dẫn đến sự gia tăng chi phí. Để sản xuất ra một tấm pin mặt trời cần sử dụng nhiều thành phần đắt tiền và quý hiếm. Chính bởi vậy, PGS.TS Nguyễn Trường Luyện cho rằng: “Khi đời sống nâng lên chúng ta sẽ làm được và phải có một cái luật cung cấp điện vào lưới điện quốc gia. Ở các nước đã làm được điều đó, nếu người dân dùng thừa họ sẽ bán điện lại cho quốc gia. Đó là cái hướng nếu làm được sẽ rất phát triển”.

Theo xu hướng phát triển gần đây trong cuộc đấu tranh cho việc làm sạch môi trường trái đất, năng lượng mặt trời là lĩnh vực hứa hẹn nhất, có thể thay thế một phần năng lượng từ các nguồn nhiên liệu không tái tạo được. Do đó, nó đóng vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ môi trường từ sự tăng nhiệt toàn cầu.

Kỳ 4: Ồ ạt làm điện mặt trời, các doanh nghiệp đang toan tính gì?

Bạn đang đọc bài viết Điện mặt trời - nhiên liệu sạch nhưng giá thành quá cao (Kỳ 3). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bàn về giải pháp thoát nước đô thị Đà Nẵng
Để giải quyết bài toán ngập, một trong những giải pháp trọng tâm là lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tin mới

Thi hành kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng
Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với bà Phạm Thị Hải Chuyền, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH
Bài thơ: Cảm ơn người
Cảm ơn người vì đã đến bên ta////Đã sưởi ấm tim ta trong phút chốc ///Rồi rời đi bỏ lại ta đơn độc///Giữa biển đời lạc lõng đầy dối gian
Bắc Giang: Chặn thực phẩm “bẩn” từ gốc
Thực phẩm là mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao song trên thị trường xuất hiện không ít sản phẩm mập mờ về nguồn gốc xuất xứ. Dù nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm đã bị lực lượng chức năng xử lý song tình trạng này vẫn diễn ra ở nhiều nơi.