Chủ nhật, 28/04/2024 06:18 (GMT+7)

Lễ hội Lim Xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức vào 2 ngày 21 - 22/2

Thanh Hạ -  Thứ tư, 21/02/2024 14:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Lễ hội vùng Lim Xuân Giáp Thìn năm 20024 được tổ chức trong 2 ngày từ 21 đến 22-2-2024 (tức ngày 12 và 13 tháng Giêng) tại thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão (3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa).

Thông tin từ UBND huyện Tiên Du (Bắc Ninh), Lễ hội Lim Xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức vào 2 ngày (12 và 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tức ngày 21 - 22/2 tới đây đã sẵn sàng. Địa điểm tổ chức tại 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa, nay là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão. Trung tâm lễ hội là núi Hồng Vân (núi Lim) thuộc thị trấn Lim.

Trong đó, ngày 21/2 sẽ diễn ra phần lễ: Tổ chức Lễ dâng hương tại chùa Hồng Ân, lăng Tướng công Nguyễn Đình Diễn trên đồi Lim. Phần hội tại trung tâm đồi Lim sẽ tổ chức hát quan họ tại các lán trại quan họ (12 lán) và các trò chơi dân gian (Tổ tôm điếm, Thư pháp, hội thơ...).

Cũng tại phần hội năm nay sẽ tổ chức chương trình biểu diễn của Nhà hát Quan họ tại sân khấu chính của Lễ hội, bắn pháo hoa vào khoảng 22 giờ tối cùng ngày và nhiều hoạt động văn hóa ẩm thực, vui chơi giải trí... Ở các khu vực khác cũng diễn ra nhiều hoạt động phong phú như thi cờ người, bóng chuyền hơi tại đình Lũng Giang, thi tổ tôm điếm tại đồi Lim...

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Ngày 22/2, tổ chức rước sắc từ đình làng Lộ Bao sang Đình Cả và tế lễ dâng hương theo nghi thức truyền thống tại các đình, đền chùa ở các làng thuộc xã Nội Duệ, Liên Bão, thị trấn Lim. Về phần hội, tại trung tâm quảng trường đồi Lim tổ chức hát giao lưu, hát đối đáp quan họ tại các lán trại quan họ và trên sân khấu chính phục vụ du khách. Bên cạnh đó là thi tổ tôm điếm, thư pháp, hội thơ.

Tối 22/2 sẽ diễn ra nhiều hoạt động như hát giao lưu, hát đối đáp quan họ tại các lán trại quan họ và trên sân khấu chính phục vụ du khách. Ngoài ra, chương trình văn nghệ do Nhà hát quan họ Bắc Ninh và Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện sẽ biểu diễn tại sân khấu chính của lễ hội.

Để đảm bảo an ninh trật tự, Công an huyện Tiên Du chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Công an tỉnh, Ban chỉ huy quân sự huyện, UBND thị trấn Lim, UBND xã Nội Duệ, Liên Bão xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, lập phương án phân luồng giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội phục vụ lễ hội.

Lịch sử Hội Lim được truyền miệng lại với rất nhiều phiên bản khác nhau. Có quan niệm cho rằng: Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi mà dấu xưa để lại là hình vết dòng sông Tiêu Tương khá rõ ở các làng quê vùng Lim. Giả thuyết này căn cứ vào truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương.

Hội Lim vốn có lịch sử rất lâu đời, và phát triển tới quy mô hội hàng tổng (tổng Nội Duệ). Trên cơ sở lễ hội truyền thống của các làng trong tổng Nội Duệ (bao gồm 6 xã phường: Nội Duệ (Đình Cả và Lộ Bao), Nội Duệ Khánh, Nội Duệ Nam, Lũng Giang, Xuân Ổ và phường hát cửa đình Tiên Du (sau là Duệ Đông) với nhiều nghi lễ rước, tế lễ và các hoạt động nghệ thuật dân gian hết sức phong phú, như: hát trống quân, hát chèo, ca trù, hát tuồng và hát quan họ…, viên quận công Đỗ Nguyên Thụy – người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục.

Ông đã quy định lễ nhập tịch cầu phúc vào dịp tháng Giêng hàng năm, theo truyền thống “xuân thu nhị kỳ”. Như vậy, quận công Đỗ Nguyên Thụy là người có công phát triển từ lễ hội đình tế thần cầu phúc của các làng xã vùng Lim lên lễ hội hàng tổng Nội Duệ vào dịp mùa thu, tháng Tám, với những quy định chung, đồng thời ông cũng chính là người xây dựng bước đầu những lệ tục của lễ hội vào mùa xuân, tháng Giêng.

40 năm sau, vào nửa sau thế kỷ XVIII, cũng chính người làng Đình Cả, tướng công Nguyễn Đình Diễn lại tiếp tục phát triển và đổi mới hội Lim. Ông đã cấp ruộng và tiền cho hàng tổng để chuyển hội hàng tổng từ mùa thu tháng Tám sang hẳn mùa xuân tháng Giêng. Ông cũng bỏ tiền mua nửa quả núi Hồng Vân (tức núi Lim) để xây lăng mộ của mình trên đỉnh núi.

Hội Lim được duy trì trong suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước, hội Lim không được mở trong nhiều thập kỷ cho đến tận những năm sau đổi mới. Ngày nay, hội được mở vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Do được mở rộng cả về diện tích lẫn quy mô nên phải nói rằng hội Lim là một lễ hội lớn và được tổ chức công phu, hoành tráng.

Bạn đang đọc bài viết Lễ hội Lim Xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức vào 2 ngày 21 - 22/2. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề