Chủ nhật, 28/04/2024 22:01 (GMT+7)

Hội Lim: Sắc màu lễ hội truyền thống của người dân Bắc Ninh

Nguyễn Hường -  Thứ hai, 19/02/2024 14:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau dịp tết Nguyên Đán hàng năm, vào ngày 12,13 tháng riêng (âm lịch) người dân vùng Kinh Bắc và du khách thập phương lại nô nức trảy Hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du) để được hòa mình vào không gian lễ hội đặc sắc, nghe những làn điệu dân ca Quan họ

Hội Lim là lễ hội lớn của vùng, thể hiện một cách sâu sắc nhất văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của người dân xứ Kinh Bắc. Từ bao đời nay, bên cạnh ý nghĩa biểu tượng về tinh thần văn hóa và tâm linh của người dân Bắc Kỳ, hội Lim còn nhắc nhở những thế hệ sau này về việc phải ghi nhớ công lao của những người đi trước và giáo dục họ việc giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024 , Hội Lim vẫn sẽ tiếp tục diễn ra như mọi năm tại tỉnh Bắc Ninh và dự báo số lượng người tham gia ngày hội này sẽ ngày một tăng lên, thời gian diễn ra lễ hội trong vòng 2 ngày, 21-22/2  (tức ngày 12 và 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

tm-img-alt
Hội Lim vẫn sẽ tiếp tục diễn ra như mọi năm tại tỉnh Bắc Ninh, hời gian diễn ra lễ hội trong vòng 2 ngày, 21-22/2/2024. 

Theo truyền thống, hội Lim gồm có 2 phần: Phần đầu là lễ và phần sau là hội. Nét đặc trưng riêng biệt của hội Lim so với các lễ hội khác đó chính là vì hội của 6 làng chung nhau nên đám rước sẽ diễu hành và thực hiện các nghi thức cúng tế Thành hoàng của tất cả các làng dọc theo dòng sông Tiêu Tương.

Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim – nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu – người sáng lập tục hát Quan họ và diễn ra tại 3 địa phương bao quanh là: Xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim. Hội Lim thường được kéo dài trong khoảng từ 3 đến 4 ngày (từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm), trong đó ngày 13 là chính hội với nhiều hoạt động gồm cả phần lễ và phần hội.

Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu.Trong ngày lễ chính (ngày 13 tháng Giêng) với các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân. Toàn thể quan viên, hương lão của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ tề tựu đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần.

tm-img-alt
Liền anh, liền chị hát Quan Họ, những làn điệu dân ca mượt mà, đằm thắm. 

Năm nay, mọi công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội cơ bản hoàn tất, từ cơ sở vật chất để trang trí các khu vực của Lễ hội, bố trí các điểm biểu diễn. Trước đó, huyện xây dựng kế hoạch và triển khai thành lập BTC Lễ hội của các địa phương vùng Lim: xã Nội Duệ, xã Liên Bão, thị trấn Lim.

Theo đó, phần lễ có Lễ dâng hương tại chùa Hồng Ân, lăng Tướng công Nguyễn Đình Diễn trên đồi Lim (ngày 21-2) và rước sắc từ đình làng Lộ Bao sang đình làng Đình Cả, tế lễ dâng hương theo nghi thức truyền thống tại các đình, đền chùa. Phần hội có nhiều hoạt động như: Hát giao lưu, hát đối đáp Quan họ; hát Quan họ tại cửa đình, cửa chùa, hát Quan họ dưới thuyền: Ở các làng Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông, Đình Cả, Lộ Bao, Duệ Khánh; thi tổ tôm điếm, thư pháp, hội thơ ;các trò chơi dân gian đu tiên, vật truyền thống, bịt mắt bắt dê, đập niêu, múa rồng, múa lân… Cùng các hoạt động văn hóa ẩm thực, vui chơi giải trí khác.

Lễ hội Lim là một trong những lễ hội đầu xuân lớn nhất cả nước, mang đậm bản sắc văn hóa vùng Bắc Ninh - Kinh Bắc. Đây cũng là dịp tỉnh Bắc Ninh đặt kỳ vọng thú hút khách du lịch trong nước và quốc tế tham dự, góp phần đưa Di sản Văn hóa phi vật thể Dân ca Quan họ đã được UNESCO công nhận trường tồn, lan tỏa.

Bạn đang đọc bài viết Hội Lim: Sắc màu lễ hội truyền thống của người dân Bắc Ninh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.