Chủ nhật, 28/04/2024 09:59 (GMT+7)

Nam Phi: Gần 500 con tê giác bị săn trộm trong năm 2023

Hải Đăng -  Thứ tư, 28/02/2024 09:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Gần 500 con tê giác đã bị những kẻ săn trộm giết chết ở Nam Phi vào năm ngoái, tăng 11% so với năm 2022, bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm giải quyết nạn buôn bán sừng bất hợp pháp.

Ngày 27/2, Bộ trưởng Lâm nghiệp, Thủy sản và Môi trường Nam Phi, bà Barbara Creecy cho biết trong năm 2023, 499 con tê giác đã bị săn trộm trên khắp đất nước, tăng so với con số 448 năm 2022.

Phát biểu tại cuộc họp báo về số liệu thống kê săn trộm tê giác quốc gia năm 2023 tại thị trấn St Lucia thuộc tỉnh duyên hải KwaZulu-Natal, bà Creecy cho biết trong số tê giác bị săn trộm năm 2023, 406 con bị giết tại các khu vực thuộc tài sản nhà nước và 93 con tại các công viên/khu bảo tồn/trang trại thuộc sở hữu tư nhân. Trong đó, Công viên Hluhluwe-iMfolozi tại tỉnh KwaZulu-Natal báo cáo số vụ săn trộm cao nhất với 307 vụ. Tỉnh này ghi nhận 49 vụ bắt giữ và 13 khẩu súng bị thu giữ liên quan đến săn trộm tê giác.

Trong những năm gần đây, chính quyền đã thắt chặt an ninh, đặc biệt là xung quanh Vườn quốc gia Kruger, một nam châm du lịch giáp với Mozambique, nơi số lượng tê giác giảm mạnh trong 15 năm qua.

tm-img-alt
Nam Phi là nơi sinh sống của phần lớn tê giác trên thế giới. Ảnh: AFP

Vườn quốc gia Kruger ghi nhận mức giảm 37% so với năm 2022 với tổng số 78 con bị săn trộm vào năm 2023. Không có con tê giác nào bị săn trộm ở bất kỳ vườn quốc gia nào khác.  

Liên quan đến việc truy tố tội phạm săn trộm tê giác, đã có 36 vụ án đưa ra xét xử và tuyên án, trong đó 35 vụ là có tội và một vụ là không có tội. Các vụ án đã kết án 45 bị cáo săn trộm/buôn bán sừng tê giác với tỷ lệ kết án lên tới 97%. Trong số đó có một cựu kiểm lâm viên bị kết án 10 năm tù vì giết một con tê giác.

Bộ Lâm nghiệp, Thủy sản và Môi trường Nam Phi trong năm tài chính 2023/24 đã bắt tay vào quá trình tham vấn để sửa đổi Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học tê giác đen và trắng (BMP) phù hợp với quy định của Đạo luật đa dạng sinh học quản lý môi trường quốc gia.

Kể từ năm 2023, cơ quan quản lý công viên quốc gia yêu cầu nhân viên mới phải làm bài kiểm tra bằng máy phát hiện nói dối trong bối cảnh lo ngại rằng một số nhân viên có thể thông đồng với những kẻ săn trộm.

Nam Phi là nơi sinh sống của phần lớn tê giác trên thế giới và là điểm nóng về nạn săn trộm, do nhu cầu từ châu Á, nơi sừng được sử dụng trong y học cổ truyền vì được cho là có tác dụng chữa bệnh. Sừng tê giác được săn lùng nhiều ở chợ đen, nơi giá có thể cạnh tranh với vàng và cocaine.

Vào tháng 9 năm ngoái, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã báo cáo rằng, nhờ những nỗ lực bảo tồn số lượng tê giác đã tăng lên trên khắp châu Phi.

IUCN cho biết, gần 23.300 con đã đi lang thang khắp lục địa vào cuối năm 2022, tăng 5,2% vào năm 2021 và cho biết thêm rằng mức tăng này là "tin tốt" đầu tiên đối với các loài động vật trong hơn một thập kỷ.

Khoảng 15.000 con sống ở Nam Phi, theo một ước tính riêng của Tổ chức Tê giác Quốc tế. Theo ông Jeff Cooke thuộc Quỹ Động vật hoang dã Thế giới cho biết: “Mặc dù những số liệu cập nhật về quần thể của IUCN mang lại hy vọng nhưng điều này vẫn còn mong manh chừng nào cuộc khủng hoảng săn trộm vẫn tiếp diễn”.

Bạn đang đọc bài viết Nam Phi: Gần 500 con tê giác bị săn trộm trong năm 2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau