Thứ bảy, 27/07/2024 09:04 (GMT+7)

Nhiệt độ khắc nghiệt gây ra hơn 500.000 ca tử vong vì đột quỵ mỗi năm

MTĐT -  Thứ bảy, 13/04/2024 14:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nghiên cứu cho biết kể từ năm 1990, số ca đột quỵ do nhiệt độ khắc nghiệt có xu hướng gia tăng trên toàn cầu với tỷ lệ nam giới bị đột quỵ do nhiệt độ khắc nghiệt cao hơn nữ giới.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

Chỉ riêng trong năm 2019, hơn 500.000 người đã tử vong do bị đột quỵ có liên quan đến nhiệt độ cực đoan.

Trong bối cảnh Trái Đất ngày một ấm lên do biến đổi khí hậu, dự kiến con số này còn tăng cao hơn nữa.

Đây là kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu công bố mới đây trên tạp chí y khoa Neurology.

Nghiên cứu cho biết kể từ năm 1990, số ca đột quỵ do nhiệt độ khắc nghiệt có xu hướng gia tăng trên toàn cầu. Tỷ lệ nam giới bị đột quỵ do nhiệt độ khắc nghiệt cao hơn nữ giới, song tình trạng này có thể xảy ra với mọi lứa tuổi.

Trong nghiên cứu này, các chuyên gia từ Bệnh viện Xiangya, Đại học Trung Nam của Trung Quốc đã phân tích dữ liệu thu thập được từ 204 quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo ra mô hình sử dụng dữ liệu toàn cầu về dịch bệnh, tử vong, khuyết tật và khí hậu.

Kết quả cho thấy số người bị đột quỵ do nhiệt độ cực đoan trong năm 2019 cao hơn nhiều so với năm 1990. Nhiệt độ lạnh hơn trong năm 2019 dẫn tới số ca bị đột quỵ cao hơn. Mặc dù điều này có vẻ trái ngược với hiện tượng nóng lên toàn cầu, tuy nhiên nhiệt độ thấp bất thường cũng là hiện tượng do biến đổi khí hậu gây ra.

Số ca tử vong vì đột quỵ do nhiệt độ khắc nghiệt tập trung chủ yếu ở nơi có tỷ lệ người dân sống trong cảnh nghèo đói cao hơn và hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu kém, chẳng hạn như khu vực châu Phi và Trung Á.

Tiến sỹ Mary Rice, Phó Giáo sư Y khoa tại Trường Y Harvard (Mỹ) đánh giá cao các phát hiện ý nghĩa này. Một trong những nghiên cứu gần đây của bà trên tạp chí Frontiers in Science cũng đã chứng minh biến đổi khí hậu là nguyên nhân làm gia tăng số lượng các bệnh liên quan đến miễn dịch như dị ứng, hen suyễn, bệnh tự miễn và ung thư.

Bà nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về hành động toàn cầu nhằm giảm lượng khí thải, cải thiện chất lượng không khí, đồng thời giải quyết khủng hoảng khí hậu và các tác động của chúng đến sức khỏe con người.

Tiến sỹ Ali Saad, một nhà thần kinh học tại Đại học Colorado cho rằng việc nâng cao nhận thức về những rủi ro sức khỏe liên quan đến nhiệt độ khắc nghiệt là cần thiết.

Ông nhấn mạnh nguy cơ đột quỵ do thời tiết cực đoan ở khắp nơi trên thế giới chứ không chỉ là vấn đề riêng của các nước có thu nhập trung bình và thấp.

Ông hy vọng nghiên cứu mới sẽ thúc đẩy các nhà lãnh đạo toàn cầu hành động hơn nữa để giải quyết mối đe dọa sức khỏe đang ngày một gia tăng.

Nghiên cứu cho thấy đột quỵ là nguyên nhân đứng thứ 3 gây ra tình trạng khuyết tật trên toàn thế giới và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu./.

Bạn đang đọc bài viết Nhiệt độ khắc nghiệt gây ra hơn 500.000 ca tử vong vì đột quỵ mỗi năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo TTXVN

Cùng chuyên mục

Vì sao người Nhật không bao giờ vứt giấy vệ sinh vào thùng rác?
Hóa ra giấy vệ sinh đã qua sử dụng của họ không bao giờ được vứt vào thùng rác mà được ném thẳng vào bồn cầu và xả trôi cùng với phân. Hầu hết giấy vệ sinh mà người Nhật sử dụng đ.ều có tính hòa tan, tức là sẽ bị phân hủy bởi nước không có tắc nghẽn.
Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.

Tin mới

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero
Trong số các chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia do Bộ KH&CN quản lý, chương trình KH&CN Net Zero được đặt kỳ vọng sẽ đem lại nhiều giải pháp hữu hiệu và có giá trị thực tiễn cao cho một quốc gia đang trên lộ trình giảm phát thải như Việt Nam.
Bài thơ: Lặng thinh... thương
Có một người bước ngang qua đời tôi///Và gửi lại những lời thương tha thiết///Cùng tôi dệt một giấc mơ đẹp tuyệt///Khiến tim tôi khắc đậm một bóng hình

Thương hiệu đồng hành