Thứ sáu, 29/03/2024 14:55 (GMT+7)

Những lưu ý về dinh dưỡng khi mắc bệnh cảm cúm

MTĐT -  Thứ năm, 21/10/2021 10:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khi bị cảm cúm thì cần được nghỉ ngơi, tăng cường dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng để phòng ngừa biến chứng và nhanh hồi phục sức khỏe.

Người mắc bệnh cảm cúm thường bị sốt cao, ngạt mũi, viêm long đường hô hấp trên (chảy nước mũi, nước mắt, ngạt mũi, hắt hơi, ho nhiều, đau họng, ho với cơn ngắn không có đờm…). Phần lớn người bệnh có biểu hiện nhức đầu, đau mình, mệt mỏi nhiều chán ăn, và có cảm giác như kiệt sức.

Sốt thông thường kéo dài 2 - 5 ngày rồi giảm. Người bệnh vã mồ hôi, tiểu nhiều, viêm họng giảm. Tuy nhiên các triệu chứng mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, ăn không ngon miệng có thể kéo dài hơn.

Sau mắc cúm, một số người có thể bị suy giảm sức đề kháng nên dễ bị các biến chứng do bội nhiễm thêm vi khuẩn như viêm phế quản phổi, viêm mũi xoang. Đặc biệt đối trẻ em, người già và phụ nữ mang thai, những người mắc bệnh mạn tính tim mạch, hen phế quản, giãn phế quản... dễ bị biến chứng nặng hơn.

tm-img-alt

Vì vậy, để chăm sóc điều trị tốt cảm cúm, người bệnh cần tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp ngăn ngừa biến chứng và nhanh hồi phục sức khỏe.

Người mắc bệnh cảm cúm nên ăn uống như thế nào?

1. Ăn món dễ tiêu, hợp khẩu vị

Do mệt mỏi nhiều khi bị cảm cúm nên người bệnh thường không muốn ăn. Kèm theo đau họng nên cũng khó nhai nuốt. Vì vậy, người chăm sóc cần chú ý chế biến các món ăn lỏng, dễ tiêu, hợp khẩu vị của người bệnh.

tm-img-alt

Một số món ăn người bệnh cảm cúm nên dùng là: cháo gà, súp gà, cháo thịt băm, cháo trứng, cháo hành, tía tô… Những món ăn này dễ nuốt, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, lại có tác dụng giải cảm, rất tốt khi bị cảm cúm.

2. Uống nhiều nước

Người bệnh cảm cúm nên uống nhiều nước để làm dịu họng, giảm ho và để phòng ngừa mất nước nếu có sốt cao. Nên uống nước lọc, nước canh, nước quả tươi, nước chanh ấm pha mật ong…

tm-img-alt

3. Bổ sung thực phẩm kháng viêm, tăng sức đề kháng

Khi mắc bệnh cúm, sức đề kháng thường bị suy giảm dễ dẫn đến biến chứng. Vì vậy chế độ dinh dưỡng của người bệnh cần lưu ý bổ sung thực phẩm có tác dụng kháng viêm, tăng cường miễn dịch.

Rau củ quả là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Trong chế độ ăn của người bệnh cảm cúm nên tăng cường các loại rau củ, nhất các loại rau củ quả có màu đậm như các loại rau lá xanh: rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh...; các loại trái cây giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C như: cam, nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, chuối…

Nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm như: thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, tôm, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, đậu nành… Kẽm có tác dụng tác dụng chống khuẩn, kháng viêm, giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.

Một số gia vị như hành, tỏi, gừng, nghệ… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, rất tốt cho người mắc bệnh cảm cúm.

4. Thực phẩm nên tránh khi bị cảm cúm

Không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ dễ gây buồn nôn, khó tiêu.

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường.

Không uống rượu, bia và các chất kích thích như cafe, đồ uống có gas…

Bên cạnh việc tăng cường dinh dưỡng, người bệnh cảm cúm cần được nghỉ ngơi yên tĩnh.

Giữ vệ sinh miệng, họng, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý.

Nếu có một trong các biểu hiện: sốt kéo dài, ho nhiều, ho có đờm, đau đầu nhiều, đau tai, tức ngực, nôn… cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng có thể xảy ra.

PV (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Những lưu ý về dinh dưỡng khi mắc bệnh cảm cúm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.