Thứ ba, 14/05/2024 01:56 (GMT+7)

Phát triển khí sinh học tại Việt Nam - Tiềm năng và thách thức

Hoàng Mai -  Thứ tư, 19/10/2022 14:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 18-19/10 tại Hà Nội, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế “Phát triển khí sinh học Việt Nam góp phần thực hiện COP26 - tiềm năng và thách thức

Hội thảo với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện nghiên cứu chính sách, các sở ban ngành liên quan của các tỉnh, Tổng cục môi trường, cũng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các tổ chức tài chính.. Đây là sự kiện quốc tế đầu tiên về khí sinh học của dự án BEM.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững ở Việt Nam (BEM), do Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu CHLB Đức (BMWK) tài trợ thông qua Quỹ Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI).

Hội thảo cũng nhằm giới thiệu các công nghệ khí sinh học quy mô vừa và lớn trên thế giới và Việt Nam, các kinh nghiệm quốc tế trong sử dụng khí sinh học phát nhiệt và điện, cũng như thảo luận để xác định các rào cản và cơ hội, đưa ra khuyến nghị giải pháp thúc đẩy phát triển khí sinh học quy mô vừa và lớn.

Phát triển khí sinh học tại Việt Nam góp phần thực hiện COP26: Tiềm năng và thách thức
Toàn cảnh hội nghị

Tại hội thảo các chuyên gia đã chỉ ra rằng, Việt Nam có nhiều tiềm năng sử dụng khí sinh học nhưng vẫn còn thiếu chính sách hỗ trợ và gặp nhiều rào cản công nghệ để phát triển nguồn khí sinh học ở quy mô vừa và lớn.

Tại sự kiện lần này, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chia sẻ chiến lược phát triển chăn nuôi, các quy định và thực trạng xử lý chất thải của Việt Nam.

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra vai trò của ứng dụng khí sinh học đóng góp vào cam kết COP26 và các giải pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Đại diện của Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) cũng đã giới thiệu về mô hình Năng lượng sinh học cho các trang trại chăn nuôi tại Việt Nam (BECA) – một mô hình kinh doanh bền vững, sử dụng khí sinh học phát điện.

Bên cạnh đó, lãnh đạo của một số bộ ngành liên quan và các chuyên gia đã có phần tọa đàm thảo luận về tiềm năng khí sinh học của Việt Nam góp phần thực hiện cam kết COP26 và các giải pháp thúc đẩy đầu tư. Ngoài ra, các chuyên gia quốc tế đã giới thiệu các kinh nghiệm ứng dụng công nghệ khí sinh học phát điện ở quy mô lớn.

Hội thảo chuyên đề về khí sinh học 2022 sẽ góp phần giải quyết những thách thức này và tạo cơ hội để phát triển tiềm năng khí sinh học, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch của Việt Nam.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển khí sinh học tại Việt Nam - Tiềm năng và thách thức. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Đón đầu mùa cao điểm du lịch
Cùng với việc quảng bá của ngành du lịch, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã chuẩn bị cơ sở hạ tầng, nhân lực, đầu tư thêm nhiều sản phẩm mới để phục vụ du khách trong mùa du lịch hè năm 2024.

Tin mới

Gia Lai: Đón đầu mùa cao điểm du lịch
Cùng với việc quảng bá của ngành du lịch, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã chuẩn bị cơ sở hạ tầng, nhân lực, đầu tư thêm nhiều sản phẩm mới để phục vụ du khách trong mùa du lịch hè năm 2024.
Mỗi năm có khoảng 236.000 người tử vong do đuối nước
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em từ 5 - 14 tuổi. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện có gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm.
Nghệ sỹ Nhân dân Tường Vi qua đời ở tuổi 86
Trung tá – NSND Tường Vi tên đầy đủ là Trương Tường Vi, SN 1938 tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Trong sự nghiệp ca hát, NSND Tường Vi để lại dấu ấn với các ca khúc âm nhạc bất hủ, nổi bật là ca khúc “Cô gái vót chông”.