Thứ sáu, 19/04/2024 17:39 (GMT+7)

Quần thể động vật hoang dã của Madagascar đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

MTĐT -  Thứ tư, 18/01/2023 15:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nghiên cứu cho thấy quần thể động vật tại Madagascar có thể bị xóa sổ trong tương lai.

Từ loài vượn cáo đuôi vòng đến khỉ aye-aye, một loài linh trưởng sống về đêm, khoảng 23 triệu năm lịch sử tiến hóa độc đáo ở Madagascar có thể bị xóa sổ khỏi hành tinh nếu không có các nỗ lực bảo tồn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài động vật có vú đang bị đe dọa ở đây.

tm-img-alt
Vượn cáo đuôi vòng - loài động vật quý hiếm đặc trưng tại Madagascar (Nguồn: Internet)

Sẽ phải mất 3 triệu năm để sự đa dạng của các loài động vật có vú ở đây phục hồi, vì nhiều loài đã bị tuyệt chủng kể từ khi con người định cư trên đảo cách đây 2.500 năm. Nhưng nếu không có các nỗ lực bảo tồn, và các loài động vật có vú bị đe dọa ở Madagascar bị tuyệt chủng, các dạng sống được tạo ra trong 23 triệu năm lịch sử tiến hóa sẽ bị tiêu diệt trong vài thập kỷ tới.

Các nhà nghiên cứu viết trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature Communications:“Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng một làn sóng tuyệt chủng với tác động tiến hóa sâu sắc sắp xảy ra ở Madagascar trừ khi các hành động bảo tồn ngay lập tức được thực hiện”.

Madagascar là một trong những điểm nóng về đa dạng sinh học của hành tinh với 90% số loài của nó là độc nhất, không tìm thấy ở nơi nào khác. Và hơn một nửa số loài động vật có vú của ở đây đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Luis Valente từ Trung tâm Đa dạng sinh học Naturalis ở Leiden, Hà Lan và Đại học Groningen, cho biết. “Chúng ta đang đánh mất những đặc điểm độc nhất ở các loài mà có lẽ sẽ không bao giờ xuất hiện nữa. Mỗi loài đều có giá trị riêng của nó, khi chúng tuyệt chủng giống như phá hủy một tác phẩm nghệ thuật, vì vậy những gì đang xảy ra là rất sốc”. Nhóm của ông đã hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Mỹ và tổ chức bảo tồn Hiệp hội Vahatra ở Madagascar.

Hòn đảo này nổi tiếng với loài vượn cáo đuôi vòng, thành viên của một dòng linh trưởng độc đáo không tìm thấy ở nơi nào khác. Những "cư dân" nổi tiếng khác của Madagascar bao gồm fossa, một loài động vật ăn thịt giống như mèo, và tắc kè hoa báo, cũng như một loạt các loài bướm độc đáo, phong lan, bao báp và nhiều loài khác.

Các nhà sinh vật học và cổ sinh vật học đã tạo ra một bộ dữ liệu cho thấy tất cả các loài động vật có vú hiện có trên đảo, và trong số 249 loài từng được xác định, 30 loài đã tuyệt chủng. Hơn 120 trong số 219 loài động vật có vú còn sống ngày nay trên đảo đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Các loài bị mất không bao giờ có thể quay trở lại, vì vậy các nhà nghiên cứu đã ước tính sẽ mất bao lâu để phục hồi mức độ đa dạng sinh học tương tự, thông qua quá trình các loài mới sinh sống và phát triển trên đảo.

Valente cho biết: “Rất nhiều loài trong số này có thể bị tuyệt chủng trong 10 hoặc 20 năm tới, và đa dạng sinh học sẽ không phục hồi nhanh chóng. Ngay cả những nơi mà chúng ta nghĩ là nguyên sơ và thực sự hoang sơ cũng có thể bị đẩy đến mức sụp đổ khá nhanh”.

Việc mất đi các loài động vật có vú sẽ có tác động đáng kể đến các loài thực vật và côn trùng khác phụ thuộc vào chúng. Valente cho biết: “Đó là một hiệu ứng domino, việc mất đi những động vật có vú này có thể sẽ gây ra sự sụp đổ của hệ sinh thái trên diện rộng hơn. Hệ sinh thái hơn 23 triệu năm đang bị đe dọa”.

Vĩnh Hải (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Quần thể động vật hoang dã của Madagascar đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...