Thứ bảy, 27/07/2024 09:21 (GMT+7)

Sức khỏe phải là trọng tâm của các kế hoạch khí hậu quốc gia

MTĐT -  Thứ bảy, 25/11/2023 10:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau khi Tổ chức Y tế Thế giới WHO kêu gọi chiến dịch phục hồi sau đại dịch Covid, sức khỏe phải được ưu tiên trong các kế hoạch khí hậu của các quốc gia

Biến đổi khí hậu đã và đang gây hại cho sức khỏe và phúc lợi của con người. Từ bệnh tật do khí hậu khắc nghiệt gây ra cho đến tỷ lệ mắc bệnh và lây lan ngày càng tăng của các bệnh truyền nhiễm, sự gia tăng các bệnh về tim mạch và hô hấp do nhiệt độ cực cao và ô nhiễm không khí… cho thấy, những tác động của khí hậu đến sức khỏe con người là không thể tránh khỏi.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho biết: “Sức khỏe của con người và hành tinh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, và sau nhiều năm hứa hẹn, cần có hành động nhanh chóng để bảo vệ cả hai”.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Thực tế, thế giới đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc lồng ghép y tế vào kế hoạch Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và Chiến lược phát triển phát thải thấp dài hạn (LT-LEDS), với 91% NDC hiện có bao gồm các cân nhắc về sức khỏe, so với 70% được báo cáo trong năm 2019.

Bất chấp tiến bộ này, vẫn còn những khoảng trống lớn trong hành động cần được thực hiện. Hành động đầy tham vọng về ô nhiễm không khí sẽ cứu được nhiều mạng sống, nhưng hiện chỉ có 16% NDC bao gồm các mục tiêu, biện pháp hoặc chính sách độc lập nhằm giảm ô nhiễm không khí.

Ngoài ra, tài chính khí hậu bền vững là điều cần thiết để thích ứng, giảm thiểu và phát triển khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, nhưng y tế vẫn thường xuyên bị thiếu hụt trong các kế hoạch quốc gia nhằm giải quyết vấn đề này.

Hầu hết các quốc gia đều phụ thuộc vào hỗ trợ tài chính quốc tế cho hành động về khí hậu. Chỉ 1/10 NDC bao gồm nguồn tài trợ trong nước cho một số hoặc tất cả các hoạt động y tế của họ và chỉ 1/5 chiến lược dài hạn bao gồm các điều khoản tài trợ y tế cụ thể như thuế, phí và cơ chế định giá carbon.

Trong bối cảnh đó, WHO mới đây đã công bố bản Đánh giá sức khỏe năm 2023 trong NDC và LT-LEDS, trong đó nêu bật các hành động cần thiết để đảm bảo rằng sức khỏe của người dân cần được ưu tiên hàng đầu và được lồng ghép vào các kế hoạch quốc gia nhằm chống biến đổi khí hậu.

Dân số khỏe mạnh là điều kiện tiên quyết để phục hồi kinh tế, trong khi hệ thống y tế mạnh là điều cần thiết để tăng khả năng chống chọi với các cuộc khủng hoảng trong tương lai, chẳng hạn như thay đổi mô hình bệnh truyền nhiễm và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.

Hải Đăng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Sức khỏe phải là trọng tâm của các kế hoạch khí hậu quốc gia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vì sao người Nhật không bao giờ vứt giấy vệ sinh vào thùng rác?
Hóa ra giấy vệ sinh đã qua sử dụng của họ không bao giờ được vứt vào thùng rác mà được ném thẳng vào bồn cầu và xả trôi cùng với phân. Hầu hết giấy vệ sinh mà người Nhật sử dụng đ.ều có tính hòa tan, tức là sẽ bị phân hủy bởi nước không có tắc nghẽn.
Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.

Tin mới

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero
Trong số các chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia do Bộ KH&CN quản lý, chương trình KH&CN Net Zero được đặt kỳ vọng sẽ đem lại nhiều giải pháp hữu hiệu và có giá trị thực tiễn cao cho một quốc gia đang trên lộ trình giảm phát thải như Việt Nam.
Bài thơ: Lặng thinh... thương
Có một người bước ngang qua đời tôi///Và gửi lại những lời thương tha thiết///Cùng tôi dệt một giấc mơ đẹp tuyệt///Khiến tim tôi khắc đậm một bóng hình

Thương hiệu đồng hành