Thứ bảy, 27/07/2024 08:55 (GMT+7)

Tăng cường thông tin về kiểm soát an toàn thực phẩm

An Na -  Thứ sáu, 23/02/2024 16:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

SPS Việt Nam sẽ triển khai hệ thống phần mềm thông báo các nội dung và quy định liên quan đến vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật từ các thành viên WTO.

Tăng cường thông tin về kiểm soát an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp- Ảnh 1.
Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam Lê Thanh Hòa (dứng giữa) và Tổng giám đốc Tập đoàn Tentamus Zoller và các đại biểu tham dự lễ ký kết - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Ngày 22/2, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam), Bộ NN&PTNT và Trung tâm đổi mới Tentamus, Tập đoàn Tentamus (Đức) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong việc cung cấp kiến thức chuyên môn kỹ thuật về kiểm soát an toàn thực phẩm cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Theo đó, các bên hỗ trợ và phối hợp thông báo các nội dung liên quan đến vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật một cách hiệu quả đến các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam. Đồng thời, trả lời các câu hỏi nhằm hỗ trợ các sản phẩm Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật để có thể xuất khẩu vào các thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cao.

Văn phòng SPS Việt Nam sẽ triển khai hệ thống phần mềm thông báo các nội dung và quy định liên quan đến vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật từ các thành viên WTO. Thông tin tên các hoạt chất có lượng tồn dư thường vượt mức tối đa cho phép của một số thị trường xuất khẩu để các doanh nghiệp chú ý.

Cung cấp các dịch vụ tư vấn đến các doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp hiểu và đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

Tập đoàn Tentamus sẽ cung cấp hệ thống phần mềm giúp chuyển thông tin về các dự thảo, thông báo của Văn phòng SPS Việt Nam từ các nước thành viên WTO đến với doanh nghiệp xuất khẩu/sản xuất Việt Nam một cách hiệu quả và có hệ thống. Tập đoàn cũng tham gia vào các hội thảo, hội nghị để thông tin, chia sẻ cũng như giải pháp liên quan đến các vấn đề về an toàn thực phẩm và kiểm địch động thực vật.

Theo ông Lê Thanh Hoà, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu lớn các sản phẩm nông nghiệp bao gồm tiêu, gạo, cà phê… Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng lớn để xuất khẩu rau, củ, quả đến các thị trường trên thế giới.

Tuy nhiên, các thông tin liên quan đến các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước nhập khẩu không được cập nhật một cách hiệu quả đến các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam.

Việc hợp tác này sẽ hỗ trợ điều chỉnh chiến lược và các hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật một cách hiệu quả. Theo đó, nhân sự chuyên trách của Tentamus Việt Nam sẽ tiếp nhận, phân tích và nhập các thông tin bổ sung như cảnh báo mối nguy, thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu khi dự thảo SPS tương ứng được áp dụng. Những doanh nghiệp đăng ký nhận thông tin này sẽ được hệ thống tự động chuyển tiếp.

Trước mắt, 7 nhóm sản phẩm chủ lực của Việt Nam xuất khẩu đi EU sẽ được Văn phòng SPS Việt Nam và Tentamus ưu tiên, gồm gạo, tiêu, điều, chanh dây, mật ong, rau quả và thủy sản.

Theo TS Jochen Zoller, Sáng lập viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Tentamus, người đại diện ký biên bản ghi nhớ với Văn phòng SPS Việt Nam, mục tiêu của Tentamus là giúp các chuỗi bán lẻ trên thế giới có thể tìm được nguồn hàng an toàn tại một số thị trường nhiều tiềm năng, trong đó có Việt Nam

"Với việc triển khai hệ thống phần mềm MRL thời gian tới, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tránh được tình trạng mù mờ thông tin, giúp nông sản có thể đến được các thị trường khó tính", ông nhìn nhận.

Theo ông Zoller, bên cạnh việc thông tin đến doanh nghiệp Việt Nam, Tentamus sẽ tích cực trao đổi với các đối tác bán lẻ ở châu Âu tại các hội nghị, hội thảo. Trong đó, nhấn mạnh vấn đề "Việt Nam đã có một đầu mối thông tin công khai, minh bạch, có hiệu quả về SPS".

"Đây là một cách để nâng cao giá trị cho nông sản Việt, giúp tăng thêm uy tín, góp phần xây dựng thương hiệu tại châu Âu, nhất là với các hệ thống bán lẻ", ông Zoller bày tỏ.

Bạn đang đọc bài viết Tăng cường thông tin về kiểm soát an toàn thực phẩm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vì sao người Nhật không bao giờ vứt giấy vệ sinh vào thùng rác?
Hóa ra giấy vệ sinh đã qua sử dụng của họ không bao giờ được vứt vào thùng rác mà được ném thẳng vào bồn cầu và xả trôi cùng với phân. Hầu hết giấy vệ sinh mà người Nhật sử dụng đ.ều có tính hòa tan, tức là sẽ bị phân hủy bởi nước không có tắc nghẽn.
Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.

Tin mới

Bài thơ: Lặng thinh... thương
Có một người bước ngang qua đời tôi///Và gửi lại những lời thương tha thiết///Cùng tôi dệt một giấc mơ đẹp tuyệt///Khiến tim tôi khắc đậm một bóng hình

Thương hiệu đồng hành