Thứ hai, 06/05/2024 08:28 (GMT+7)

Thái Bình: Kinh tế duy trì phát triển với tốc độ tăng trưởng tăng 7,37%

Ngọc Tuyên - Nguyễn Bảo -  Thứ tư, 06/12/2023 14:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng nay (6/12), tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Thái Bình, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ VII.

tm-img-alt
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đại biểu dự kỳ họp.

Phát biểu khai mạc kỳ họp, ông Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2023, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; nhấn mạnh những nội dung HĐND tỉnh sẽ thảo luận, quyết định tại kỳ họp, trong đó HĐND tỉnh sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với  các chức danh do HĐND tỉnh bầu.

tm-img-alt
Ông Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu khai mạc kỳ họp.

Tại Kỳ họp, ông Nguyễn Khắc Thận - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2024.

Báo cáo khẳng định, năm 2023, bên cạnh những thuận lợi, còn nhiều khó khăn, thách thức; ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nên đạt được một số kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Tổng sản phẩm (GRDP) ước đạt 67.948 tỷ đồng, tăng 7,37% so với năm 2022 (kế hoạch 11% trở lên), cao hơn mức bình quân của cả nước (5%); thu ngân sách (nội địa) đạt trên 10.000 tỷ đồng.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản được duy trì ổn định, đạt kết quả tích cực; tổng giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 29.787 tỷ đồng, tăng 2,2% so với năm 2022. Xây dựng nông thôn mới nâng cao tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện theo hướng thực chất, hiệu quả. Đã hoàn thiện thủ tục công nhận xã nông thôn mới nâng cao, công nhận thêm 10 xã, nâng tổng số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đến nay là 34 xã. Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 138.232 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2022.

Đặc biệt, tỉnh đã tổ chức thành công nhiều sự kiện, hoạt động quan trọng để quảng bá, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm. Thu hút đầu tư, nhất là thu hút vốn FDI có sự phát triển vượt bậc so với những năm trước (là năm đầu tiên thu hút vốn đạt FDI trên 1,0 tỷ USD). Đã cơ bản hoàn thành lập Quy hoạch tỉnh bảo đảm chất lượng, có tầm nhìn và nhiều định hướng phát triển mới, đột phá.

tm-img-alt
Toàn cảnh kỳ họp

Công tác lập và quản lý quy hoạch, chỉnh trang và phát triển đô thị được quan tâm chỉ đạo và đạt những kết quả tích cực; đã hoàn thành một số công trình quan trọng góp phần thay đổi diện mạo đô thị và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân trên địa bàn thành phố.

Công tác giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục đạt kết quả tốt; các dự án trọng điểm được ưu tiên nguồn lực và tập trung chỉ đạo quyết liệt; tỷ lệ giải ngân đầu tư công thuộc nhóm đầu cả nước. Khu kinh tế Thái Bình đã khẳng định được vai trò là trọng điểm, động lực, tạo đột phá trong phát triển kinh tế; trong năm 2023 đã có nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, uy tín, thương hiệu đầu tư vào Khu kinh tế, góp phần tạo sự phát triển mạnh mẽ trong thu hút đầu tư của tỉnh. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chỉ đạo toàn diện; thực hiện tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đối với người có công và các đối tượng bảo trợ chính sách xã hội, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, ngày Thương binh - Liệt sĩ. Kỷ cương, kỷ luật hành chính trong cơ quan nhà nước được tăng cường; các chỉ số CCHC năm 2022 đều tăng bậc so với năm 2021. Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo được duy trì, tập trung vào các vụ việc phức tạp, kéo dài. Công tác quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội giữ vững ổn định.

Báo cáo của UBND tỉnh cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế; trên cơ sở đánh giá, dự báo tình hình, những khó khăn, thuận lợi, xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2024.

Trong đó, xác định mục tiêu tổng quát là: Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và các ngành sản xuất gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung đầu tư xây dựng và phát triển Khu kinh tế Thái Bình và các khu, cụm công nghiệp; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là công trình giao thông trọng điểm, liên kết vùng và hạ tầng đô thị.

Chú trọng phát triển toàn diện, đồng bộ và nâng cao chất lượng các lĩnh vực văn hóa - xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; thúc đẩy các ứng dụng số, nền tảng số trên mọi lĩnh vực; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chỉ đạo điều hành. Tăng cường công tác quốc phòng, quân sự, giữ vững an ninh chính trị và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Cụ thể, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 8,5-9% so với năm 2023; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 6,3% so với năm 2023; số xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trong năm 2024 là 10 xã trở lên; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 9.878 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 4.798 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 75,1-75,4 triệu đồng.

Bạn đang đọc bài viết Thái Bình: Kinh tế duy trì phát triển với tốc độ tăng trưởng tăng 7,37%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đà Nẵng tăng cường thu hút khách du lịch MICE 2024
Với lợi thế sẵn có về du lịch MICE, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và doanh nghiệp cùng với chương trình xúc tiến thu hút du lịch MICE được kích hoạt, Đà Nẵng kỳ vọng thu hút các đoàn khách MICE trong thời gian đến.

Tin mới

Cầu truyền hình đặc biệt “Dưới lá cờ Quyết thắng”
Tối 5/5, Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng" do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, đã được truyền hình trực tiếp từ 5 điểm cầu Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và Thành phố Hồ Chí Minh trên VTV1.