Thứ bảy, 27/07/2024 08:38 (GMT+7)

Thanh Hóa: Tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

PV -  Thứ sáu, 17/05/2024 11:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 15/5, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang ban hành công văn 6715/UBND-NN về việc tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Công văn nêu rõ: Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, từ năm 2018 đến hết năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện 2.696 vụ vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, trong đó năm 2023 phát sinh 137 vụ; các vi phạm chủ yếu là xây dựng nhà ở, công trình, gây cản trở dòng chảy, xả rác thải, nước thải vào công trình thủy lợi; số vụ vi phạm đã được xử lý năm 2023 là 93/137 vụ (đạt 67,9%), trong đó số vụ kiến nghị UBND cấp xã, huyện xử lý là 21/39 vụ (đạt 53,8%); tuy nhiên, hình thức xử lý vi phạm hiện mới chỉ dừng lại ở việc lập biên bản, nhắc nhở, vận động các tổ chức, cá nhân tự giác tháo dỡ, khôi phục hiện trạng, chưa xử phạt vi phạm hành chính. Nguyên nhân chủ yếu của tồn tại nêu trên là do thiếu sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp, sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong kiểm tra, xử lý vi phạm còn hạn chế, nhiều công trình thủy lợi chưa được cắm mốc chỉ giới bảo vệ, công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi chưa được quan tâm đúng mức. Thực hiện Công văn số 2271/BNN-TL ngày 29/3/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong quản lý, xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, bảo đảm chất lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đặc biệt trong mùa mưa lũ 2024, Chủ tịch UBND tỉnh giao các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 3, các Công ty Khai thác công trình thủy lợi thực hiện tốt một số nhiệm vụ.

tm-img-alt
Công văn của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Sở Nông nghiệp và PTNT, chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 3 và các Công ty Khai thác công trình thủy lợi tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi về hình thức, số lượng và mức độ ảnh hưởng của các hành vi vi phạm; Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; tổ chức kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm quy định của giấy phép theo quy định của pháp luật về thủy lợi; Có ý kiến về hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan; Khẩn trương hoàn thiện Quy chế phối hợp, xử lý vi phạm công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; Tổng hợp, báo cáo tình hình vi phạm, xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT và Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 25/12 hàng năm. Sở Tài nguyên và Môi trường, chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 3 và các Công ty Khai thác công trình thủy lợi rà soát, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của công trình thủy lợi; trường hợp công trình thủy lợi không còn khả năng chịu tải thì không cấp giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường; Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra phát hiện, đấu tranh, xử lý vi phạm gây ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.

Sở Xây dựng Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thoát nước và xử lý nước thải đô thị; khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp trên địa bàn.

Công an tỉnh, triển khai các phương án, kế hoạch công tác Công an trong bảo đảm an ninh, an toàn các công trình thủy lợi trên địa bàn; Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan, doanh nghiệp, địa phương được giao quản lý, vận hành, khai thác các công trình thủy lợi trong công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 3 và các Công ty Khai thác công trình thủy lợi: Tiếp tục tổ chức thống kê, phân loại các vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; trong đó, làm rõ tính chất, mức độ, nguyên nhân, hướng xử lý và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý. Báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá và xử lý các vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 10/12 hàng năm; Tổ chức triển khai xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới công trình thủy lợi (ưu tiên thực hiện đối với các công trình có nguy cơ xảy ra vi phạm lấn, chiếm phạm vi bảo vệ) theo quy định tại khoản 2 3 Điều 43 Luật Thủy lợi; khoản 2, khoản 3 Điều 56 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 03/2022/TT-BNNPTNT ngày 16/6/2022; Các đơn vị Khai thác công trình thủy lợi chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện, UBND cấp xã nơi có công trình trong việc công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình và cắm mốc giới trên thực địa, bàn giao mốc giới cho UBND cấp xã nơi có công trình để quản lý; rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các giải pháp, tổ chức thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của các khu đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung; nước thải từ các làng nghề, cơ sở chăn nuôi trên địa bàn theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trước khi xả vào công trình thủy lợi; Tăng cường công tác thông tin, truyền thông nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc bảo vệ môi trường, chất lượng nước trong công trình thủy lợi, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, làm tốt công tác quản lý việc xả thải và thu gom chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Lặng thinh... thương
Có một người bước ngang qua đời tôi///Và gửi lại những lời thương tha thiết///Cùng tôi dệt một giấc mơ đẹp tuyệt///Khiến tim tôi khắc đậm một bóng hình

Thương hiệu đồng hành