Thứ bảy, 27/07/2024 09:16 (GMT+7)

Thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân tham gia quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Tùng Lâm -  Chủ nhật, 26/05/2024 09:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Để thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), nhiều nhà quản lý cho rằng, cần áp dụng hiệu quả các nhóm giải pháp về chính sách.

Mỗi năm, Việt Nam chi khoảng 0,23% GDP tương đương với hơn 14.300 tỷ đồng cho quản lý CTRSH tập trung chủ yếu vào khu vực công, thiết lập các bãi chôn lấp và thuê đơn vị vận hành. Trong khi đó, nguồn vốn tư nhân phần lớn tập trung vào việc đầu tư và vận hành trang thiết bị, phương tiện vận tải hoặc vận hành cơ sở xử lý CTRSH giúp tối ưu chi phí, huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng, giải quyết một số hạn chế về ngân sách.

Những thông tin tên được các đại biểu đề cập tại Toạ đàm về sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại Việt Nam do Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức ngày 22/5 vừa qua đã cho thấy khoản chi ngân sách cho hoạt động quản lý CTRSH là rất lớn. Vì vậy chúng ta cần huy động được sự tham gia của khối doanh nghiệp tư nhân nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý CTRSH.

tm-img-alt
Để thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực quản lý CTRSH, cần áp dụng hiệu quả các nhóm giải pháp về chính sách

Quan điểm được đưa ra trong Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 như sau: Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia, quản lý chất thải rắn liên vùng, liên ngành đảm bảo tối ưu về kinh tế - xã hội, đầu tư hệ thống quản lý chất thải rắn đồng bộ; khuyến khích tái chế, xử lý chất thải kết hợp với thu hồi năng lượng, quản lý toàn bộ vòng đời chất thải rắn từ khi phát sinh đến khâu xử lý.  Chiến lược đặt mục tiêu: 100% các đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I và 85% các đô thị khác có công trình tái chế chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình; 90% tỷ lệ CTRSH phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT, 100% trung tâm thượng mại, siêu thị sử dụng túi ni-lông thân thiện với môi trường… Với quan điểm đó, chúng ta cần có các chính sách thiết thực nhằm thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân trong quản lý CTRSH.

Theo ông Nguyễn Việt Long - Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ tư vấn, EY Việt Nam, khi chính sách phân loại tại nguồn đi vào hoạt động, bên cạnh những cơ hội tiềm năng, khu vực tư nhân cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: thiếu cơ chế thu gom, vận chuyển và tái chế rác tái chế của khu vực công; thiếu hướng dẫn liên quan đến định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH; công thức tính giá dịch vụ xử lý chất thải rắn chưa phản ánh đầy đủ các chi phí dự án; hạn chế về năng lực chuẩn bị dự án PPP hoặc dự án lựa chọn nhà đầu tư; thiếu Thông tư hướng dẫn chi tiết về các dự án PPP trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn…

Để thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực quản lý CTRSH, nhiều chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, cần áp dụng các nhóm giải pháp về chính sách, cụ thể đó là: tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý CTRSH; xây dựng hướng dẫn cho các dự án PPP trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn; thúc đẩy các công cụ tài chính mới, sáng tạo và nâng cao năng lực doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn, năng lực của các ngân hàng trong việc thẩm định dự án phù hợp trong lĩnh vực quản lý CTRSH; nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương về các hoạt động quản lý CTRSH; nâng cao vai trò của các hiệp hội tái chế, xử lý chất thải rắn, các NGO và các liên minh, tổ chức trong nước và quốc tế; phổ biến quy định, kiến thức và nâng cao hiểu biết của người dân về phân loại chất thải rắn tại nguồn…

Bạn đang đọc bài viết Thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân tham gia quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero
Trong số các chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia do Bộ KH&CN quản lý, chương trình KH&CN Net Zero được đặt kỳ vọng sẽ đem lại nhiều giải pháp hữu hiệu và có giá trị thực tiễn cao cho một quốc gia đang trên lộ trình giảm phát thải như Việt Nam.
Bài thơ: Lặng thinh... thương
Có một người bước ngang qua đời tôi///Và gửi lại những lời thương tha thiết///Cùng tôi dệt một giấc mơ đẹp tuyệt///Khiến tim tôi khắc đậm một bóng hình

Thương hiệu đồng hành