Thứ bảy, 27/04/2024 15:24 (GMT+7)

Thuế carbon mới đối với hàng hóa nhập khẩu vào châu Âu: Tác động đến Việt Nam

MTĐT -  Thứ hai, 28/08/2023 10:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đây là một cách để ngăn các công ty châu Âu chuyển hoạt động sản xuất của họ đến những nơi có các quy tắc môi trường kém hơn nhằm tránh chi phí carbon.

Cơ chế này có thể ảnh hưởng đến Việt Nam, thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của châu Âu, theo cả hai cách tiêu cực và tích cực.

tm-img-alt
Từ năm 2026, EU sẽ áp thuế carbon mới đối với hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: EC

Những thay đổi chính

Tháng 4 năm nay, Ủy ban Châu Âu EC đã thông qua một loại thuế carbon mới đối với hàng hóa nhập khẩu, tên là Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (Carbon Border Adjustment Mechanism – CBAM).

Đây là một cách để ngăn các công ty châu Âu chuyển hoạt động sản xuất của họ đến những nơi có các quy tắc môi trường kém hơn nhằm tránh chi phí carbon. Nó đảm bảo rằng các sản phẩm của châu Âu và các sản phẩm được sản xuất bên ngoài châu Âu có chi phí carbon tương tự nhau.

Các nhà nhập khẩu phải theo dõi lượng carbon liên quan đến hàng hóa họ nhập khẩu và lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính. Họ cần cung cấp thông tin chi tiết về lượng khí thải carbon của sản phẩm, sản phẩm đến từ đâu, sản xuất như thế nào và dữ liệu phát thải của sản phẩm. Điều này bao gồm phát thải trong quá trình sản xuất và phát thải gián tiếp như sử dụng điện.

Họ cũng cần phải có chứng chỉ CBAM để phù hợp giá carbon giữa các sản phẩm của EU và ngoài EU.

CBAM ban đầu sẽ chỉ áp dụng cho các sản phẩm từ những ngành công nghiệp nặng, sử dụng nhiều carbon nhất như sắt thép, xi măng, nhôm, phân bón, điện và hydrogen - những lĩnh vực chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. Trong tương lai, phạm vi của CBAM có thể được mở rộng cho nhiều loại sản phẩm và dịch vụ hơn.

Thuế carbon này sẽ có hiệu lực từ năm 2026, nhưng các công tác báo cáo kiểm kê khí nhà kính phải bắt đầu từ năm nay.

Theo quyết định của EC hôm 16/8, châu Âu sẽ dành ra một khoảng thời gian để các bên thích nghi với chính sách, bắt đầu từ 1/10/2023 đến hết tháng 12/2025.

Trong giai đoạn chuyển tiếp, các nhà nhập khẩu hàng hóa vào châu Âu có nghĩa vụ phải báo cáo phát thải cũng như đưa ra các phương pháp tính toán lượng khí thải giải phóng trong quá trình sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, họ chưa phải chịu bất kỳ điều chỉnh tài chính nào.

Hết giai đoạn chuyển tiếp, doanh nghiệp nào không đáp ứng các tiêu chí để được miễn CBAM sẽ phải mua "phụ cấp carbon" theo mức giá carbon giao dịch trong tuần của EU để trả cho phần khí nhà kính vượt quá tiêu chuẩn của châu Âu. (Phụ cấp carbon hiện đang ở mức €85 - €100/tấn CO2)

Để giúp các nhà nhập khẩu và các quốc gia sản xuất hàng hóa, EC đã ban hành một hướng dẫn về việc thực hiện các quy tắc mới, đồng thời cung cấp các công cụ IT chuyên dụng để giúp các bên thực hiện báo cáo và tính toán. Các nhà nhập khẩu sẽ bắt đầu thu thập thông tin về phát thải carbon từ ngày 1/10 sắp tới.

Ảnh hưởng tới Việt Nam

Việt Nam, thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của châu Âu, có thể bị ảnh hưởng bởi loại thuế này. CBAM sẽ buộc các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh quy trình sản xuất của mình, và điều này có thể gây tốn kém.

Có bốn ngành công nghiệp của Việt Nam sẽ bị tác động là là sắt thép, xi măng, phân bón và nhôm.

Theo một ước tính sơ bộ của PGS. TS Chu Hoàng Long, Đại học quốc gia Úc, CBAM sẽ làm giảm kim ngạch xuất khẩu sang EU của các ngành này tới 100 triệu USD/năm.

Về cơ bản, thuế carbon sẽ làm tăng giá sản phẩm, do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam, và sau đó là nhu cầu đối với hàng Việt Nam tại thị trường EU.

Giai đoạn 2017- 2021, EU chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu thép của Việt Nam, tương đương 1,1 tỷ USD/năm, tiếp theo là nhôm chiếm 48 triệu USD.

Năm 2022, kim ngạch nhập khẩu sắt thép của EU từ Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, trong khi con số này đối với nhôm là 65,18 triệu USD.Với mặt hàng phân bón, Việt Nam xuất khẩu vào EU nhưng giá trị chưa nhiều, chỉ khoảng 1 triệu USD trong vòng 5 năm. Tương tự, xi-măng xuất khẩu vào EU chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với giá trị xuất sang những thị trường chính hơn như Trung Quốc, Phillippines và Bangladesh.

Xuất khẩu tổng thể của Việt Nam sang EU sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong ngắn hạn như xuất khẩu của các nước đang phát triển khác như Ấn Độ vì các mặt hàng Việt Nam chịu thuế carbon qua biên giới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu.

Để sản xuất 1 tấn thép, mức phát thải trung bình khoảng 1,8 -2 tấn CO2. Ảnh minh họa: nhà máy luyện thép Ferro Silic ở Thái Nguyên. Nguồn: Báo Thái Nguyên
Để sản xuất 1 tấn thép, mức phát thải trung bình khoảng 1,8 -2 tấn CO2. Trong ảnh, nhà máy luyện thép Ferro Silic ở Thái Nguyên. Nguồn: Báo Thái Nguyên

Về lâu dài, phạm vi của CBAM có thể được mở rộng để bao gồm phát thải gián tiếp và các lĩnh vực khác và các sản phẩm sử dụng nhiều carbon. Tùy thuộc vào thuế carbon đối với các sản phẩm nhập khẩu vào EU, lợi ích miễn thuế nhập khẩu từ Hiệp định Thương mại Tự do Châu Âu-Việt Nam có thể bị triệt tiêu.

Hơn nữa, sau khi CBAM được ban hành, một phản ứng dây chuyền có thể xảy ra là các thị trường khác, chẳng hạn như Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng sẽ đưa ra các cơ chế riêng để giảm khí nhà kính khi nhập khẩu.

Hiện nay, nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung về tiêu chuẩn xanh châu Âu và CBAM còn khá hạn chế. Theo khảo sát của VCCI vào năm 2022, chỉ có 11% công ty hiểu nội dung của CBAM, trong khi 53% không biết về cơ chế này

Theo các nhà quan sát quốc tế, CBAM sẽ thúc đẩy Việt Nam có thêm động lực để nhanh chóng thiết lập một hệ thống định giá carbon theo tiêu chuẩn như vậy.

Việc áp dụng CBAM của châu Âu cũng có thể khuyến khích Việt Nam đầu tư vào các công nghệ carbon thấp, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo.

Đáng chú ý, Việt Nam và Nhóm Đối tác Quốc tế (IPG) đã ký Hiệp định Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (JETP) vào năm ngoái - với 15,5 tỷ USD dành cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch của Việt Nam. Động lực bổ sung từ CBAM có thể giúp các sáng kiến này phát huy hiệu quả hơn.

Bạn đang đọc bài viết Thuế carbon mới đối với hàng hóa nhập khẩu vào châu Âu: Tác động đến Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Khoa học và Phát triển

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề