Thứ bảy, 20/04/2024 11:03 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 25/5/2023

MTĐT -  Thứ năm, 25/05/2023 17:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 25/5/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 25/5/2023 trên Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Hoà Bình xem xét thu hồi 5 dự án chậm tiến độ trên địa bàn huyện Đà Bắc

Thanh tra tỉnh Hòa Bình vừa có thông báo kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai, tài chính, xây dựng để thực hiện các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đà Bắc, giai đoạn 2011 - 2021.

Theo đó, nhiều tồn tại, thiếu sót trong thực hiện trình tự thủ tục về đất đai; thực hiện nghĩa vụ tài chính; đầu tư xây dựng và tiến độ thực hiện dự án đã được chỉ ra.

Đáng chú ý, Thanh tra tỉnh Hòa Bình đã điểm tên 5 dự án chậm tiến độ theo quyết định chủ trương đầu tư trên địa bàn huyện Đà Bắc. Đồng thời, tỉnh đề nghị xem xét thu hồi nếu chủ đầu tư các dự án không thực hiện.

Cụ thể, dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Mai Đà Resort do Công ty TNHH TTH Mai Đà làm chủ đầu tư. Do những vướng mắc chưa thực hiện được thủ tục thuê đất, chưa thực hiện đầu tư xây dựng, dự án bị chậm tiến độ theo chủ trương đầu tư.

Thêm vào đó, do hiện trạng đất của các hộ dân trong khu vực dự án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên doanh nghiệp và các hộ dân đang lập hồ sơ đề nghị UBND huyện Đà Bắc cấp giấy chứng nhận.

Tại dự án khu du lịch thiên nhiên Robinson tại đảo Sung, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, dự án chậm tiến độ thực hiện theo giai đoạn I (từ tháng 3/2016 đến tháng 2/2023).

Dự án này do Công ty Cổ phần Đầu tư du lịch Hòa Bình làm chủ đầu tư. Nguyên nhân chậm tiến độ là do việc vận chuyển, tập kết vật tư, vật liệu gặp trở ngại vì để ra Đảo Sung phải di chuyển bằng đường thủy. Đồng thời, chủ đầu tư có chủ trương thay đổi phân khúc đầu tư đối với dự án này.

Tại dự án Khu thương mại dịch vụ kết hợp chợ truyền thống huyện Đà Bắc chậm tiến độ 18 tháng theo quyết định của UBND tỉnh. Dự án do Hợp tác xã đầu tư và phát triển chợ Đà Bắc làm chủ đầu tư.

Theo chủ đầu tư, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 phải giãn cách xã hội nên dự án chậm triển khai thực hiện. Đơn vị đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh và các Sở, ngành có liên quan xin gia hạn chủ trương đầu tư và đề nghị UBND tỉnh tạo điều kiện gia hạn cho đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện dự án.

Dự án Sản xuất gỗ ván ép cao cấp tại xã Tú Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình do Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Hoàng Hà chậm tiến độ so với chủ trương đầu tư (tháng 1/2021 đưa dự án chính thức đi vào hoạt động).

Đáng chú ý, dự án thủy điện Trung Thành chậm tiến độ 52 tháng theo quyết định chủ trương đầu tư số 33/QĐ-UBND ngày 2/6/2016 của UBND tỉnh Hòa Bình.

Dự án do Công ty Cổ phần đầu tư thủy điện Hoàng Sơn làm chủ đầu tư, tiến độ thực hiện dự án 24 tháng kể từ ngày UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Hiện do những vướng mắc về thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên, về trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định nên dự án chậm tiến độ, chưa triển khai thực hiện được.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Từ kết quả thanh tra trên, Thanh tra tỉnh Hòa Bình đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, rà soát đối với 5 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư thực hiện chậm tiến độ.

Kiểm tra đôn đốc các đơn vị trên địa bàn huyện Đà Bắc khẩn trương thực hiện đảm bảo tiến độ đề ra. Nếu các nhà đầu tư các dự án không thực hiện, đề nghị UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu đề xuất thu hồi dự án theo quy định.

Thái Nguyên: Đề xuất phương án xử lý siêu dự án gang thép 8.100 tỉ

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có cập nhật về tiến độ xử lý các tồn tại, yếu kém của 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương.

Cụ thể, cơ quan này cho biết tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, dự án yếu kém, chậm tiến độ của ngành đã có nhiều chuyển biến tích cực, một số dự án khó xử lý nhất cũng đã có những tín hiệu khả quan để thoát khỏi tình trạng “đắp chiếu” trong thời gian tới.

tm-img-alt
Thủ tướng trực tiếp khảo sát hiện trạng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 ngày 31/7/2022

Đối với dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (Tisco 2), đây được coi là một trong những dự án khó xử lý nhất trong số 12 dự án, doanh nghiệp vướng mắc của ngành công thương. Tính đến nay, công tác xử lý các tồn tại, vướng mắc của dự án Tisco 2 đã có nhiều tiến triển tích cực.

Theo đó, từ ngày 14 - 24/10/2022, Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) đã cử Đoàn công tác đến làm việc trực tiếp tại Việt Nam để khảo sát, đánh giá, trao đổi với các cấp có thẩm quyền và doanh nghiệp liên quan của Việt Nam về dự án Tisco 2. Chuyến công tác đã giải quyết các tồn tại của dự án Tisco 2 khi lần đầu tiên hai bên đã cùng khảo sát, tiếp cận trên thực tế đối với các máy móc, thiết bị đã tập kết tại hiện trường.

Cùng với đó, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc của đoàn công tác Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ngày 13-19/3/2023, hai bên đã ký kết biên bản làm việc. Trong đó, đưa ra các nguyên tắc xử lý cơ bản; đề xuất của MCC về phương hướng giải quyết và đặc biệt là kế hoạch kiểm tra, đánh giá thiết bị với các mốc thời gian biểu cụ thể.

"Đây là bước tiến quan trọng sau 7 năm đàm phán trước đó giữa Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (Tisco) và MCC mà không ký kết được bất kỳ văn bản nào", Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá.

Trên cơ sở kết quả đàm phán tại Bắc Kinh, từ ngày 30/3, đoàn chuyên gia của MCC đã sang Việt Nam để kiểm tra, đánh giá thiết bị, công trình tại hiện trường, làm cơ sở để đề xuất Phương án khôi phục dự án Tisco 2.

Đến ngày 25/4, đoàn chuyên gia MCC đã gửi Tisco bản báo cáo kết quả đánh giá và đề xuất sơ bộ đối với phương án xử lý tiếp theo đối với dự án Tisco 2.

Được biết, Tisco 2 là dự án đầu tư trọng điểm do CTCP Gang thép Thái Nguyên làm chủ đầu tư nhưng đã tồn đọng, kéo dài gần 17 năm vẫn chưa hoàn thành, gây lãng phí nguồn lực rất lớn cho nhà nước và doanh nghiệp.

Dự án nói trên khởi công từ năm 2007, có tổng mức đầu tư ban đầu 3.843 tỉ đồng, sau đó được điều chỉnh lên hơn 8.100 tỉ đồng. Hiện dự án đã thanh toán hơn 95% số tiền cho các nhà thầu, mua sắm thiết bị, với tổng số tiền hơn 4.400 tỉ đồng. Tuy nhiên đến nay, dự án này vẫn đang trong tình trạng dở dang do những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Hợp đồng EPC.

Đến thời điểm 31/3/2023, tổng giá trị đầu tư của dự án Tisco 2 đã thực hiện là 6.348 tỉ đồng, đây là khoản chiếm tỉ trọng lớn nhất trên tổng tài sản của Tisco. Trong đó, lãi vay vốn hóa là 3.135 tỉ đồng, chi phí phát sinh chủ yếu trong quý 1 là chi phí lãi vay vốn hóa.

Nhiều địa phương đang tích cực triển khai các dự án nhà ở xã hội

Ngày 24/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Văn phòng Chính phủ... về tiến độ triển khai gói tín dụng ưu đãi 120 nghìn tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà ở các dự án NƠXH, nhà ở công nhân.

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, về đối tượng của gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng, hiện nay có khoảng 100 dự án NƠXH, nhà ở công nhân tại 36 địa phương đã được cấp phép xây dựng, triển khai đầu tư xây dựng với tổng số 85.662 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 70 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, có 4 địa phương với 7 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư với nhu cầu vốn vay khoảng 4,13 nghìn tỷ đồng.

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, ngoài các dự án trên, một số địa phương như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai đang tích cực triển khai các dự án NƠXH, nhà ở công nhân. Trong đó, Hà Nội, hiện đã có hơn 4.000 căn hộ NƠXH được đưa ra thị trường và khoảng 40 dự án đang triển khai; tỉnh Bắc Giang đã công bố 12 dự án đủ điều kiện vay vốn.

Trong tháng 4/2023, Bộ Xây dựng và NHNN đã khẩn trương hướng dẫn, đôn đốc thực hiện, giảm bớt thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ để doanh nghiệp sớm tiếp cận nguồn vốn vay.

Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng được huy động từ nguồn vốn của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước với lãi suất giảm 2%/năm so với lãi suất thương mại; thời hạn giải ngân đến hết năm 2030.

Nhiều địa phương đang tích cực triển khai các dự án nhà ở xã hội
Ảnh minh họa: Internet.

Về nguyên nhân khiến gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng vẫn chưa giải ngân được, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, nhu cầu về NƠXH rất lớn nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn không ít vướng mắc về: Bố trí quỹ đất; thiếu quy hoạch phát triển NƠXH ở địa phương; quy trình miễn tiền sử dụng đất cho dự án NƠXH phức tạp, thời gian kéo dài... Do đó, một số doanh nghiệp đang chờ đợi Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực với quy trình, thủ tục thông thoáng hơn.

Mặt khác, do các văn bản hướng dẫn mới được ban hành trong tháng 4/2023 nên các địa phương vẫn đang thực hiện lập danh mục dự án NƠXH, nhà ở công nhân và những đối tượng đủ điều kiện vay vốn.

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, việc triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng không phải để giải cứu thị trường bất động sản mà là góp phần thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân KCN giai đoạn 2021 - 2030".

Đồng thời, nhấn mạnh, hiện nay hầu hết các vướng mắc về quy trình, thủ tục thực hiện dự án NƠXH, nhà ở công nhân, điều kiện để được mua NƠXH, nhà ở công nhân đang được sửa đổi, bổ sung trong Luật Nhà ở, Luật Đất đai và cơ bản được tháo gỡ toàn bộ sau khi các luật này có hiệu lực.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Đà Nẵng đầu tư 280 tỷ đồng xây dựng cầu Quảng Đà

Mục tiêu đầu tư dự án này nhằm kết nối giao thông giữa huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) và Thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), đồng thời từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông trong khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Hòa Vang và thị xã Điện Bàn.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Theo quyết định phê duyệt, công trình cầu và đường dẫn lên cầu Quảng Đà có tổng chiều dài hơn 1,4km với điểm đầu (Km0+00) giao với QL14B tại Km31+087 (thuộc địa bàn xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang) và điểm cuối (Km1+408) giao với tuyến đường quy hoạch vành đai phía Bắc tỉnh Quảng Nam (thuộc địa bàn xã Điện Tiến, TX Điện Bàn).

Quy mô xây dựng như sau: cấp đường là đường cấp IV đồng bằng theo TCVN4054-2005 với vận tốc thiết kế 60km/h, bề rộng từ 27 - 34m gồm 4 làn xe (trong đó, bề rộng phần cầu là 22m)…

 Tổng kinh phí đầu tư công trình này khoảng 280 tỷ đồng. Theo kế hoạch, Dự án cầu và đường dẫn lên cầu Quảng Đà sẽ được khởi công xây dựng trong năm 2023 và hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2025.

Bình Thuận đặt mục tiêu đầu tư xây dựng gần 10.000 căn nhà ở xã hội

Nhằm triển khai kịp thời, hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh Bình Thuận vừa có kế hoạch phát triển nhà ở xã hội (NƠXH).

Để thực hiện được mục tiêu này, UBND tỉnh Bình Thuận sẽ công khai, giới thiệu quỹ đất NƠXH cho các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, đề xuất đầu tư.

Quy hoạch, bố trí các dự án NƠXH, nhà ở công nhân độc lập quy mô lớn tại các vị trí phù hợp, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Bên cạnh giải pháp đơn giản hoá, rút ngắn thủ tục trong quá trình lập, phê duyệt dự án NƠXH, UBND tỉnh Bình Thuận khuyến khích các doanh nghiệp bất động sản quan tâm đến phát triển NƠXH song song với đầu tư dự án khu đô thị, nhà ở thương mại.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Ngoài ra, tỉnh cũng đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp sử dụng nhiều công nhân cần chú trọng đầu tư nhà lưu trú cho người lao động thuê.

Theo chương trình phát triển NƠXH giai đoạn 2021 – 2025, hiện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 8 dự án NƠXH đang triển khai với tổng quy mô 78ha đất, chủ yếu tập trung tại huyện Hàm Thuận Nam và TP.Phan Thiết.

Tuy nhiên, số lượng NƠXH hoàn thành vẫn còn khiêm tốn. Chỉ có 3 dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng một phần, là nhà ở công nhân tại Thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc và hai khu NƠXH cho công nhân tại Khu Công nghiệp Hàm Kiệm 1 và Hàm Kiệm 2, huyện Hàm Thuận Nam.

Các huyện như Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh hay Phú Quý không có dự án NƠXH nào.

UBND tỉnh Bình Thuận dự kiến trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ dành 62ha đất để phát triển thêm 4 dự án NƠXH.

4 dự án bao gồm Khu NƠXH Tiến Lợi (P.Tiến Lợi, TP.Phan Thiết); 2 dự án NƠXH tại Khu đô thị mới Đông Tân Thiện và Khu đô thị mới Tây Tân Thiện, P.Tân Thiện, Thị xã La Gi và nhà ở công nhân tại Khu Công nghiệp Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 25/5/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ