Thứ bảy, 27/04/2024 14:26 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 11/1/2024

MTĐT -  Thứ năm, 11/01/2024 17:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay 11/1/2024. Cập nhật tin nhanh môi trường mới nhất hôm nay 11/1/2024 do Môi trường và Đô thị tổng hợp.

Hoà Bình: Tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên nước

Trong đó, nguồn nước mặt chủ yếu từ các lưu vực sông chính như: sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi chảy qua địa bàn tỉnh và 544 hồ chứa thủy lợi, khoảng 1.300 ha ao, hồ nhỏ. Đối với nguồn nước đầm, ao, hồ, toàn tỉnh có 546 hồ chứa thủy lợi, trong đó có 39 hồ chứa dung tích hơn 1 triệu m3 và 12 hồ chứa thủy điện. Hồ chứa thủy điện Hòa Bình có dung tích lớn nhất là 9,862 tỷ m3, ngoài nhiệm vụ cung cấp nước cho nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, hồ còn có nhiệm vụ điều tiết, cung cấp nước cho vùng đồng bằng sông Hồng.

Tài nguyên nước (TNN) dưới đất trên địa bàn tỉnh phân bố không đồng đều và khá đa dạng, với 21 tầng chứa nước có khả năng cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư trên toàn tỉnh. Trong đó có 7 tầng chứa có chất lượng, trữ lượng bảo đảm cho khai thác lưu lượng lớn cấp nước cho khu dân cư, khu công nghiệp. Các tầng chứa giàu nước chủ yếu phân bố ở vùng ven sông, suối, vùng đất thấp, bằng phẳng hoặc trong các thung lũng. Còn lại các vùng núi cao, độ dốc lớn là các tầng chứa nghèo, nước thường xuất hiện mạch lộ thiên với lưu lượng nhỏ và biến đổi theo mùa.

tm-img-alt
Hồ chứa thủy điện Hòa Bình có dung tích lớn nhất là 9,862 tỷ m3, ngoài nhiệm vụ cung cấp nước cho nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, hồ còn có nhiệm vụ điều tiết, cung cấp nước cho vùng đồng bằng sông Hồng. Ảnh minh hoạ

Mặc dù được đánh giá có nguồn TNN khá dồi dào, nhưng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu khiến tài nguyên này ngày càng cạn kiệt. Thực tế trong những năm qua, tình trạng hạn hán ngày càng nghiêm trọng. Mùa khô năm 2023 chứng kiến trong một thời gian dài, người dân ở nhiều địa phương phải gồng mình chống chọi với hạn hán khi nhiều con suối cạn trơ đáy. Bà Đinh Thị Mùi, xóm Dướng, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) chia sẻ: "Đến nay tôi gần 70 tuổi nhưng chưa năm nào suối Khé lại cạn hết nước như mùa khô năm ngoái (tháng 5/2023). Suối cạn nên nhà nào cũng phải kéo ti ô rất xa, tận trên đầu nguồn để có nước sinh hoạt”. Đối với huyện Đà Bắc, tình trạng hạn hán trong mùa khô năm 2023 kéo dài khiến các khe nước, nguồn nước, sông suối cạn kiệt, dẫn đến nhiều công trình nước sinh hoạt tự chảy không đủ nước để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là 6 xã: Vầy Nưa, Tiền Phong, Nánh Nghê, Trung Thành, Đồng Ruộng, Tân Minh.

Mùa khô năm 2023 cũng đã chứng kiến nhiều vùng quê trong tỉnh không chỉ thiếu nước sinh hoạt, mà nhiều hồ chứa cũng rơi vào cảnh trơ đáy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Ở hạ lưu hồ thuỷ điện Hoà Bình, nhiều thời điểm mực nước xuống thấp kỷ lục, để lộ những bãi cát rộng, lòng sông trơ sỏi, đá. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu được xác định là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô hạn kéo dài, trong khi nắng nóng gay gắt khiến nguồn nước rơi vào cảnh cạn kiệt.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường: Sự gia tăng về dân số, các khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã tác động tiêu cực đến TNN trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, việc khai thác, sử dụng tài nguyên này còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn, đặc biệt khi nhu cầu sử dụng nước tiếp tục tăng mạnh trong tương lai nhằm thoả mãn các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong khi số lượng nước có thể khai thác, sử dụng ngày càng suy giảm cả về số lượng, chất lượng.

Trước thực trạng đó, từ năm 2021, UBND tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành có liên quan lập Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đối với quy hoạch TNN, mục tiêu đảm bảo tầm nhìn dài hạn, định hướng tổng thể, điều hòa, phân phối TNN đáp ứng các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; ưu tiên đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt, ổn định an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, hài hòa với yêu cầu phát triển của từng ngành, từng địa phương và cộng đồng. Quản lý, khai thác TNN theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, công bằng, hợp lý, đa mục tiêu, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái thủy sinh, thích ứng với biến đối khí hậu và đảm bảo an ninh nguồn nước. Khai thác, sử dụng TNN gắn với công tác bảo vệ nguồn nước.

Hà Tĩnh: Người dân sống dọc Quốc lộ 15 'khát' nước sạch

Thông tin trên KT&ĐT, Nhiều năm trở lại đây, người dân sinh sống dọc tuyến Quốc lộ 15 ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) phải sử dụng nước mưa thay cho nước giếng đào, giếng khoan bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Thiếu nước sạch suốt thời gian dài đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của mọi người.

tm-img-alt
Nước sử dụng ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của người dân tại một số xã dọc tuyến Quốc lộ 15 ở huyện Can Lộc chủ yếu là nước mưa

Dọc tuyến Quốc lộ 15 qua địa bàn các xã Thường Nga, Phú Lộc, Gia Hanh… của huyện Can Lộc có rất nhiều hộ dân phải sử dụng nước mưa để sinh hoạt hằng ngày. Theo người dân nơi đây, nếu khoan giếng sâu trên 30m thì nước có vị mặn, còn khoan cạn hơn thì nước nhiễm chua phèn, màu vàng đục và có mùi hôi tanh.

Anh Phạm Viết Đại ở thôn Đông Nam, xã Thường Nga cho biết, từ năm 2003 đến nay gia đình anh đã khoan 3 giếng, nhưng nước ở tất cả các giếng đều không thể sử dụng. Do vậy anh phải đầu tư gần 30 triệu đồng xây 2 bể chứa nước mưa với thể tích 16m3 để phục vụ sinh hoạt.

Mặc dù chưa có thống kê cụ thể từ chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn về thực trạng người dân sinh sống dọc tuyến Quốc lộ 15 bị thiếu nước sạch. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thì có hàng trăm hộ dân đã từng đào giếng, khoan giếng nhưng nước vẫn bị nhiễm mặn, nhiễm phèn không thể sử dung. Điều đó cho thấy, dù các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng tiêu chí nước sạch có lẽ vẫn chưa đạt so với yêu cầu đề ra.

Dọc tuyến Quốc lộ 15 đoạn qua địa bàn các xã Thường Nga, Phú Lộc, Gia Hanh thuộc vùng thấp trũng. Hầu hết nhà ở của người dân đều sát đồng ruộng, đầm lầy, đó có thể là nguyên nhân dẫn đến khoan giếng nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Ngoài ra cũng có thể do điều kiện địa chất, thủy văn của từng tiểu vùng khác nhau nên chất lượng nguồn nước ngầm không đảm bảo.

Năm 2023, tỉnh Đồng Nai đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu về môi trường

Ngày 10/1, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Dự và chủ trì hội nghị có Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi.

Báo cáo tại hội nghị, Phó giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Ngọc Thường cho biết, năm 2023 công tác quản lý đất đai tiếp tục được triển khai đồng bộ, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sở tham mưu xử lý nhiều khó khăn, vướng mắc về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm trên địa bàn. Tất cả các chỉ tiêu môi trường đều hoàn thành. Công tác quản lý tài nguyên nước, khoáng sản và biến đổi khí hậu có chuyển biến tích cực.

tm-img-alt
Đồng Nai quan tâm đầu tư hệ thống quan trắc nước thải tự động tại các khu công nghiệp nhằm kiểm soát chất lượng nước sau xử lý. Ảnh: Tư liệu

Bên cạnh những kết quả đạt được, tiến độ lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh còn chậm; đấu giá quyền sử dụng đất chưa đạt yêu cầu, định giá đất cụ thể gặp khó khăn do ít đơn vị tham gia. Thanh tra, kiểm tra mặc dù được tăng cường nhưng vẫn còn những vi phạm về đất đai, môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản. Đề án quản lý chất thải rắn chậm ban hành.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi cho rằng, năm 2023, mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng sở đã nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc lớn, trong đó các chỉ tiêu môi trường đều đạt. Năm 2024, lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu Sở TN-MT sớm trình kế hoạch triển khai thực hiện đề án quản lý rác thải sinh hoạt, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đốt rác phát điện, quản lý tốt nguồn nước thải công nghiệp.

Công tác đấu giá quyền sử dụng đất cần tập trung hơn, kịp thời tham mưu tháo gỡ khó khăn vướng mắc liên quan đến quy hoạch, pháp lý khu đất, giá đất. Tháo gỡ vướng mắc cho các dự án khu dân cư để tránh lãng phí nguồn lực đất đai và giảm các vụ việc về an ninh trật tự. Đẩy nhanh lập phương án sử dụng đất các nông, lâm trường. Rà soát tiến độ thực hiện các dự án và đề xuất UBND tỉnh thu hồi đất đối với những dự án chậm triển khai.

Tham mưu ngay cho tỉnh việc tổ chức triển khai thực hiện Luật Tài nguyên nước. Tiếp tục tham mưu quản lý chặt chẽ việc khai thác, kinh doanh khoáng sản, tham mưu UBND tỉnh đăng ký khu vực khai thác vật liệu san lấp phục vụ thi công các dự án trọng điểm quốc gia, của tỉnh...

Long An: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân bảo vệ môi trường

Theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An cho biết, hiện nay, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh dao động khoảng 725-850 tấn/ngày. Trong đó, khoảng 400 tấn/ngày ở nhiều địa phương trong tỉnh được thu gom, vận chuyển về xử lý tại Nhà máy Tâm Sinh Nghĩa (đóng tại huyện Thạnh Hóa). Cụ thể, có một phần huyện Đức Hòa, Bến Lức (200 tấn/ngày), Thủ Thừa (30 tấn/ngày), Tân Trụ (15 tấn/ngày), Châu Thành (25 tấn/ngày), Thạnh Hóa (11 tấn/ngày),

Tân Thạnh (9 tấn/ngày) và TP.Tân An (110 tấn/ngày). Đồng thời, một phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Đức Hòa, Bến Lức với khối lượng khoảng 100 tấn/ngày được thu gom, đưa về xử lý tại Công ty Vietstar (huyện Củ Chi, TP.HCM). Còn một phần chất thải rắn của huyện Cần Đước và Cần Giuộc, với khoảng 150 tấn/ngày được đưa đến Nhà máy xử lý rác Đa Phước xử lý.

tm-img-alt
Hiện nay, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Long An dao động khoảng 725-850 tấn/ngày. Ảnh minh hoạ

Trong khi đó, rác thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Tân Hưng khoảng 15 tấn/ngày được xử lý theo hình thức đốt tại lò đốt của huyện. Chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng khoảng 15 tấn/ngày được xử lý bằng hình thức ủ phân compost và chôn lấp tại Nhà máy xử lý rác Vĩnh Hưng. Chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Mộc Hóa và thị xã Kiến Tường khoảng 30 tấn/ngày được xử lý theo hình thức đốt tại lò đốt rác của thị xã Kiến Tường. Còn chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Đức Huệ khoảng 15 tấn/ngày được thu gom, đem về bãi rác lộ thiên tại thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ.

Từ thực trạng trên cho thấy, hiện nay, công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu. Công nghệ xử lý rác chưa bảo đảm công tác bảo vệ môi trường. Để giải quyết tình trạng trên, từ năm 2019, Sở TN&MT tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 104/KH-UBND tỉnh, ngày 16/5/2019 về quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2025.

Sau đó, để phù hợp với tình hình thực tế, Sở tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3558/KH-UBND, ngày 04/11/2021 về quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến năm 2025, thay thế kế hoạch số 104. Theo kế hoạch số 3558, để đáp ứng yêu cầu xử lý rác cũng như công tác bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý, UBND tỉnh chủ trương: Nâng công suất nhà máy xử lý rác Tâm Sinh Nghĩa lên 500 tấn/ngày và chuyển đổi công nghệ từ đốt gia nhiệt sang đốt rác phát điện. Tiếp nhận mới 3 nhà máy xử lý rác theo công nghệ đốt phát điện gồm: 1 nhà máy trên địa bàn huyện Đức Hòa, 1 nhà máy trên địa bàn huyện Cần Giuộc và 1 nhà máy trên địa bàn huyện Thạnh Hóa với tổng công suất 750 tấn/ngày.

Kết quả đến nay, Công ty Cổ phần Tâm Sinh Nghĩa đã được UBND quyết định chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2497/QĐ-UBND, ngày 22/7/2020 để công ty nâng công suất, chuyển đổi công nghệ. Hiện nay, Công ty đã liên hệ các ngành của tỉnh hoàn thiện hồ sơ về công nghệ, lập quy hoạch để triển khai dự án. 

Vì vậy, trong thời gian tới, Sở TN&MT phối hợp sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tiếp tục kêu gọi đầu tư vào 3 vị trí quy hoạch nên trên; đồng thời, phối hợp UBND TP.HCM hoàn thành đầu tư nhà máy xử lý rác tại Khu công nghệ Môi trường Xanh (huyện Thủ Thừa) để đáp ứng yêu cầu xử lý rác trên địa bàn tỉnh.

Theo Sở TN&MT, một trong những yếu tố quan trọng là ý thức của người dân trong việc phân loại và để rác đúng nơi quy định. Vì vậy, giải pháp chủ yếu và căn cơ trong thời gian tới là đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường./.

Thiên tai trên toàn cầu năm 2023 gây thiệt hại lên tới 250 tỷ USD

Con số này thấp hơn mức 125 tỷ USD được ghi nhận vào năm 2022, nhưng cao hơn so với mức trung bình trong dài hạn.

Theo Munich Re, trong năm 2023, tổng thiệt hại do thiên tai, bao gồm những tổn thất không được bảo hiểm, lên tới 250 tỷ USD. Con số này tương tự như mức của năm 2022 và mức trung bình 5 năm trước đó, nhưng cao hơn con số trung bình trong dài hạn 10 năm và 30 năm. Tương tự, tổn thất được bảo hiểm trong năm 2023 cao hơn so với mức trung bình của 10 năm và 30 năm lần lượt là 90 tỷ USD và 57 tỷ USD.

tm-img-alt
Khu dân cư chìm trong nước lũ sau trận mưa lớn ở Chehalis, Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters

Số liệu của Munich Re cho thấy các trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là những sự kiện có sức tàn phá nặng nề nhất, khiến 58.000 người thiệt mạng và gây thiệt hại vật chất tổng cộng 50 tỷ USD, trong đó chỉ có 5,5 tỷ USD được bảo hiểm chi trả.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là các cơn bão có sức tàn phá nghiêm trọng xảy ra tại Mỹ và châu Âu với xu hướng ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu. Các cơn bão tại Bắc Mỹ trong năm ngoái gây thiệt hại 66 tỷ USD, trong đó 50 tỷ USD được bảo hiểm, còn các con số này tại châu Âu tương ứng là 10 tỷ USD và 8 tỷ USD.

Trưởng nhóm nghiên cứu khoa học khí hậu của Munich Re, ông Ernst Rauch, nhấn mạnh các sự kiện thiên tai trước đây vốn được xếp vào diện thứ yếu hoặc "rủi ro phụ" nay đã trở thành nguyên nhân chính gây nhiều tổn thất lớn.

Các nhà khoa học nhận định sự nóng lên của bầu khí quyển Trái Đất sẽ gây ra nhiều thiệt hại hơn trong những thập kỷ tới. Trước nguy cơ xảy ra thảm họa ngày càng tăng, nhiều công ty bảo hiểm đã tăng mức phí đối với một số trường hợp, thậm chí có nơi còn ngừng cung cấp dịch vụ bảo hiểm.

Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ 10: Tạo cơ hội đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng nước

Tại cuộc họp báo trực tuyến ngày 10/1, Thứ trưởng phụ trách điều phối quản lý môi trường và lâm nghiệp của bộ trên, bà Nani Hendiarti cho rằng "diễn đàn sẽ mở ra cơ hội đầu tư để giải quyết các vấn đề về nước ở Indonesia."

Theo bà, để đạt được mục tiêu tiếp cận nước uống an toàn, công bằng và giá cả phải chăng cho mọi tầng lớp trong xã hội vào năm 2030 vẫn cần có thêm nguồn vốn khoảng 1.700 tỷ USD.

Hiện tại, đối với lĩnh vực nước uống, tăng trưởng đầu tư, đặc biệt là tiếp cận đường ống dẫn nước uống, mới đạt 20,6%. Để tăng tỷ lệ này lên 30%, cần khoảng 7,91 tỷ USD. Bà Hendiarti cho biết ngân sách nhà nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 30-37% nhu cầu vốn phát triển cơ sở hạ tầng nước, do đó cần có một cơ chế tài trợ hỗn hợp để bù đắp sự thiếu hụt này.

tm-img-alt
Ảnh minh họa (Nguồn: amcow-online.org)

Bà Hendiarti cho biết thêm, trong khuôn khổ WWF lần thứ 10 sẽ diễn ra cuộc họp kinh doanh của các đối tác chiến lược để thảo luận về tiềm năng hợp tác và đầu tư liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng nước.

Bà cũng khẳng định: “Sau WWF, chúng tôi có thể củng cố và tăng cường hợp tác giữa Indonesia với các đối tác chiến lược trong bối cảnh đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng nước".

WWF lần thứ 10 dự kiến diễn ra từ ngày 18-24/5/2024 với chủ đề “Nước cho thịnh vượng chung,” trong đó đề cập đến các vấn đề: an ninh nước và thịnh vượng; nước cho con người và thiên nhiên; giảm thiểu và quản lý rủi ro thiên tai; quản trị, hợp tác và ngoại giao thủy điện; tài chính nước bền vững; kiến thức và sự đổi mới.

Tham gia WWF lần thứ 10 dự kiến có khoảng 30.000 người, trong đó có 33 nguyên thủ quốc gia, 190 bộ trưởng từ 180 quốc gia và đại diện từ 250 tổ chức sẽ tham dự 214 phiên họp diễn đàn.

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 11/1/2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề