Thứ hai, 29/04/2024 08:51 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 14/11/2023

MTĐT -  Thứ ba, 14/11/2023 16:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay 14/11/2023. Cập nhật tin nhanh môi trường mới nhất hôm nay 14/11/2023 do Môi trường và Đô thị tổng hợp.

Huyện Lục Yên (Yên Bái) chú trọng bảo vệ môi trường nông thôn

tm-img-alt
Người dân tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm, giữ gìn cảnh quan sạch đẹp.

Là xã đầu tiên của huyện Lục Yên "về đích” NTM, xã Liễu Đô hiện đang tập trung duy trì các tiêu chí đã đạt và phấn đấu trở thành xã NTM nâng cao trong nhiệm kỳ này. Trong đó, một trong những giải pháp xã đang tập trung triển khai là tăng cường giữ gìn, BVMT tại địa phương.

Xã đã giao cho các tổ chức đoàn thể phụ trách công tác vệ sinh môi trường trong khu dân cư cũng như ngoài đồng ruộng, nhất là việc ký kết phân loại rác thải tại nguồn, đào hố chôn lấp tại gia đình và không vứt vỏ chai, lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật ra ngoài đồng...

Theo thống kê, hiện nay huyện Lục Yên có 15/23 xã được công nhận cơ bản đạt tiêu chí về môi trường; toàn huyện có trên 90% số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; tỷ lệ phân loại rác tại nguồn đạt 35%, tỷ lệ thu gom chất thải đạt 40%...

Để đạt được kết quả đó, huyện Lục Yên đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong nhân dân, ý thức trách nhiệm của chủ đầu tư, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn các xã tổ chức thu gom và xử lý rác thải tại những khu dân cư tập trung trên địa bàn.

Ký cam kết với các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện quy định BVMT; tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân phân loại rác thải, đào hố xử lý rác, xây dựng hệ thống tiêu thoát nước thải tại các hộ gia đình; vận động các hộ thực hiện cải tạo nhà cửa, chỉnh trang hàng rào, vệ sinh đường làng, ngõ xóm...

Hàng năm, UBND huyện xây dựng kế hoạch vệ sinh môi trường và kế hoạch phát động triển khai thực hiện có hiệu quả các ngày lễ lớn trong năm như: "Ngày Khí tượng thế giới”, "Giờ Trái đất”, "Ngày nước thế giới”, "Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường”, "Ngày Môi trường thế giới”, "Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam”, "Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”... tới các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học theo quy định.

Qua đó, phong trào toàn dân tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu dân cư, cơ quan, đơn vị theo định kỳ được duy trì và phát huy hiệu quả; công tác thu gom, xử lý chất thải được thực hiện thường xuyên với phương châm thu gom, phân loại xử lý tại nguồn (hộ gia đình, cơ quan, đơn vị)...

Lục Yên là huyện miền núi, hệ thống giao thông còn chưa đồng bộ, nhiều thôn cách xa các trục đường quốc lộ và tỉnh lộ, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế và công tác thu gom rác thải. Trong khi đó, nhận thức của một bộ phận người dân, nhất là khu vực nông thôn về vấn đề BVMT còn hạn chế.

Để công tác vệ sinh môi trường đi vào chiều sâu, huyện Lục Yên tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong công tác BVMT, nhất là việc phân loại, xử lý rác thải ngay từ hộ gia đình đồng thời nâng hiệu quả công tác quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường.

Phát huy vai trò của mặt trận Tổ quốc và các tổ chức hội, đoàn thể trong việc tham gia giám sát, tổ chức triển khai thực hiện công tác vệ sinh môi trường; tăng cường kiểm tra việc thực hiện cam kết vệ sinh môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh công tác xã hội hóa chung tay giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.

Đồng thời có cơ chế, chính sách để tạo nguồn lực cho giải quyết các vấn đề môi trường nông thôn; phát động phong trào xây dựng khu dân cư kiểu mẫu; trong đó, nội dung chủ yếu hướng vào xử lý môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp ở từng hộ và cộng đồng dân cư.

Đại Từ (Thái Nguyên): Tăng tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sạch

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Huyện Đại Từ hiện có 40 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Trong đó, 11 công trình do Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý; 5 công trình do doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý; các công trình còn lại do địa phương quản lý.

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ, cho biết: Khoảng 10 năm trước, phần lớn bà con chưa hiểu ý nghĩa của việc sử dụng nước sạch nên đa phần dùng nước giếng khoan và nước kéo từ trên núi xuống. Chúng tôi đã tích cực phối hợp với chính quyền các địa phương tuyên truyền để người dân hiểu về vai trò của nước sạch trong đời sống, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của bà con trong việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường.

Bên cạnh những công trình cấp nước tập trung đã được tỉnh đầu tư trên địa bàn, huyện thu hút được 3 doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại các xã: Hoàng Nông, Phú Xuyên và Minh Tiến đảm bảo cung cấp nước sạch cho khoảng 4.000 hộ dân. Nhờ đó góp phần nâng tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch lên 26.304/44.786 hộ, chiếm gần 60% (tăng hơn 20% so với năm 2013), trong đó số hộ người dân tộc thiểu số được sử dụng nước sạch là 7.443/13.276 hộ (chiếm 56%).

Bên cạnh các công trình cấp nước tập trung do tỉnh đầu tư, năm 2023, huyện Đại Từ đã bố trí 9 tỷ đồng để đầu tư xây dựng mới 3 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại xã Tân Linh, Đức Lương và Phú Lạc, dự kiến khởi công vào cuối năm nay.

Theo Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ nước sạch Phú Xuyên (xã Phú Xuyên), cho hay: Năm 2019, đơn vị đã hoàn thành lắp đặt và đưa vào khai thác, vận hành Nhà máy Nước sạch Phú Xuyên với công suất thiết kế 800m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp nước sạch cho gần 1.000 hộ dân trên địa bàn xã Phú Xuyên và một số xã lân cận.

Tuy nhiên, bên cạnh các công trình cấp nước tập trung hoạt động hiệu quả, huyện Đại Từ còn 7 công trình không hoạt động do bị mất nguồn nước, 4 công trình cấp nước cộng đồng dân cư quản lý hoạt động kém hiệu quả do không có kinh phí sửa chữa thường xuyên…

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ cho biết thêm: Thời gian tới, nhằm nâng cao hơn nữa tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền để bà con hiểu rõ ý nghĩa, vai trò của nước sạch đối với đời sống. Cùng với đó là tham mưu UBND huyện thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Phấn đấu từ nay đến năm 2025, huyện có thêm 6 công trình cấp nước tập trung được đưa vào sử dụng, trong đó 3 công trình do tỉnh đầu tư, 3 công trình do huyện đầu tư và 3 công trình do doanh nghiệp, hợp tác xã sửa chữa, nâng cấp. Riêng đối với các công trình không còn hoạt động, chúng tôi đã phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND huyện hoàn thiện hồ sơ, trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt thanh lý trong năm nay…

Theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, các xã đạt chuẩn nông thôn mới phải có từ 15-20% trở lên số hộ được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung. Riêng các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao phải có từ 55% số hộ trở lên được sử dụng nước sạch.

Sơn La: Hướng dẫn nghiệp vụ xử lý vi phạm tài nguyên môi trường

Trong 2 ngày 13-14/11, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tổ chức Hội nghị hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện Mộc Châu, Vân Hồ.

Tham dự Hội nghị có đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo UBND các xã, công chức địa chính, tư pháp trên địa bàn 2 huyện; Đội cảnh sát phòng chống tội phạm về kinh tế ma túy môi trường - Công an huyện Mộc Châu, Vân Hồ.

z4875160543312_72c33718650c34a1b681303b517cb934.jpg
Quang cảnh Hội nghị tập huấn.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Phạm Văn Cường – Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh: Những năm gần đây, trên địa bàn 2 huyện Mộc Châu – Vân Hồ, tình hình vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước có xu hướng gia tăng, đặc biệt là lĩnh vực đất đai.

Các vi phạm này được UBND huyện, các xã, thị trấn tiến hành xử phạt theo quy định. Tuy nhiên, còn một số trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính ban hành bị khiếu nại; môt số Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành chưa đảm bảo…

Bên cạnh đó, sau khi tiến hành kiểm tra việc triển khai các nội dung ký cam kết giữa Chủ tịch UBND huyện với Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường vai trò, trách nhiệm trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường tại một số xã, thị trấn của huyện Mộc Châu - Vân Hồ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Hậu đã chỉ ra các tồn tại, hạn chế, nhất là công tác xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực tài nguyên, môi trường.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính theo phương pháp "cầm tay chỉ việc", lấy hồ sơ, quyết định xử lý vi phạm hành chính Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành và các hồ sơ, vụ việc cụ thể để triển khai tập huấn cho các huyện, các xã, thị trấn.

Tại Hội nghị, các báo cáo viên Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai các chuyên đề: Một số vấn đề lưu ý khi áp dụng quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính 2020; Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính; Nghị định 19/2020/NĐ-CP ngày 12/2/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Tập trung làm rõ: Nhận diện vi phạm hành chính và vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên môi trường; trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên môi trường; một số lưu ý về xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 19/2020/NĐ-CP.

Đưa ra 1 số trường hợp cụ thể tại các địa phương để hướng dẫn tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, tồn tại, hạn chế trong quá trình xử phạt vi phạm.

Các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận, trao đổi các khó khăn, vướng mắc, các tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng quy định của pháp luật để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 04/2022/NĐĐ-CP ngày 6/1/2022 của Chính phủ); lĩnh vực môi trường theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ; lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản theo Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 04/2022/NĐ-CP ngày 6/1/2022 của Chính phủ). Việc xác định thẩm quyền, trình tự thủ tục xử phạt; xác định hành vi vi phạm, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính.

Thông qua Hội nghị, nhằm giúp đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại cấp huyện, xã nắm vững các kiến thức về xử lý vi phạm hành chính, nhất là vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Qua đó, góp phần nâng cao vai trò, hiệu quả quản lý nhà nước, triển khai tổ chức thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn 2 huyện đạt hiệu quả cao nhất.

Hải Dương: 2 Doanh nghiệp vị xử phạt vì gây ô nhiễm môi trường

Theo thông tin từ UBND tỉnh Hải Dương, cơ quan chức năng địa phương vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Kiên Cường có địa chỉ trụ sở chính tại số 1A1 khu đô thị Đầm Trấu, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội do ông Nguyễn Minh Hiển, Giám đốc Công ty làm người đại diện theo pháp luật.

Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Kiên Cường đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: thải khí thải (khí thải lò hơi của xưởng sản xuất thức ăn chăn nuôi tại thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng) có 2 thông số vượt Quy chuẩn kỹ thuật về chất thải với lưu lượng 757m3/giờ, cụ thể: thông số CO vượt 12,62 lần Quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; thông số SO2 vượt 1,36 lần Quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.

Quy định tại điểm b khoản 5 Điều 20 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, UBND tỉnh Hải Dương quyết định xử phạt Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Kiên Cường 132 triệu đồng.

Đồng thời, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Kiên Cường phải chi trả kinh phí đo đạc và phân tích mẫu môi trường cho Sở Tài nguyên và Môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành với số tiền là 8.551.582 đồng.

Cũng trong dịp này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần dinh dưỡng quốc tế AJ có địa chỉ tại Khu 6, phường Cẩm Thượng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Theo quyết định, Công ty Cổ phần dinh dưỡng quốc tế AJ đã thực hiện 2 hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Tổng số tiền công ty này bị xử phạt liên quan đến các vi phạm hơn 200 triệu đồng.

Hà Tĩnh: Mưa lớn gây ngập cục bộ, lốc xoáy cuốn bay nhiều mái nhà

Đặc biệt, theo thông tin từ UBND xã Ích Hậu (huyện Lộc Hà), khoảng từ 08 đến 09 giờ sáng nay một trận lốc xoáy kèm mưa to khiến 17 ngôi nhà của người dân trên địa bàn xã Ích Hậu bị tốc mái (thôn Phù Ích 13 hộ, thôn Bắc Kinh 04 hộ), trong đó có 06 hộ bị tốc hơn ½ mái nhà. 

tm-img-alt

Trận lốc xoáy sáng nay làm tốc mái 17 ngôi nhà của người dân xã ích Hậu.

Bên cạnh đó tại huyện Lộc Hà do mưa lớn kéo dài gây ngập lụt các tuyến đường chính quyền đã phải chăng dây cảnh báo các đoạn đường nguy hiểm, lụt sâu.

Theo đó, do ảnh hưởng của khối không khí lạnh mạnh từ tối ngày 12/11 đến sáng nay mưa lớn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã khiến nhiều hộ dân và trường học tại một số địa bàn như Can Lộc, Lộc Hà… bị ngập lụt, hàng trăm học sinh phải nghỉ học.

Bên cạnh đó, trận mưa lớn gây ngập cục bộ đã làm thiệt hại 120 ha khoai lang của người dân trên địa bàn xã Thịnh Lộc và một phần thuộc thị trấn Lộc Hà.

tm-img-alt

Chiến sĩ lực lượng CSGT giúp dân trong mưa lũ.

Ngay sau đó, UBND huyện Can Lộc Và Lộc Hà đã cử lực lượng xuống cùng người dân thu dọn, khắc phục một phần để ổn định cuộc sống.

Quảng Trị: Mưa lớn kéo dài khiến hàng trăm hộ dân bị ngập trong biển nước

Sáng 14/11, thông tin từ UBND huyện Cam Lộ cho biết, mưa lớn đã gây ngập lụt khoảng 800 hộ dân ở các xã: Cam Tuyền, Cam Hiếu, Cam Thủy, thị trấn Cam Lộ và Cam Thành.

Mực nước lũ ngập nhà người dân cao nhất khoảng 60 - 80cm, thấp hơn so với đỉnh lũ lịch sử năm 2020. Ngay trong đêm qua 13/11 và rạng sáng nay, huyện Cam Lộ đã tổ chức di dời 255 hộ dân với 550 nhân khẩu đến các nơi an toàn.

tm-img-alt
Mưa lớn kéo dài khiến hàng trăm hộ dân ngập sâu trong biển nước.

Cùng thời điểm, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Cam Lộ cho biết, để đảm bảo an toàn, sáng nay, 5 trường học trên địa bàn huyện gồm: Trường Mầm non Hoa Sen (xã Cam Thủy), Tiểu học và THCS Cam Thủy, Tiểu học và THCS Cam Hiếu, Mầm non Hoa Hồng (xã Cam Hiếu), Tiểu học và THCS Cam Tuyền phải cho 2.714 học sinh nghỉ học.

Chủ tịch UBND xã Cam Hiếu Mai Chiếm Hiệp thông tin, khi có dự báo, chúng tôi chủ động rà soát, huy động các tổ, đội xung kích trên địa bàn tập trung hỗ trợ bà con kê cao đồ đạc, sơ tán người dân.

Riêng tại xã Cam Hiếu, có khoảng 100 hộ dân tại các thôn Bích Giang, Vĩnh An, Định Xá được sơ tán ngay trong đêm.

Đến sáng nay, lượng mưa đã giảm, mực nước bắt đầu rút chậm, tại các thôn Trương Xá, Mộc Đức, Định Xá còn ngập một số hộ gia đình và hệ thống giao thông.

Cũng theo thông tin từ Chủ tịch UBND thị trấn Cam Lộ Trần Viết Hưng cho biết, do mưa lớn kéo dài đã làm mực nước sông Hiếu dâng cao và chảy xiết cuốn trôi đàn bò hàng chục con của các hộ dân ở Khu phố 8, thị trấn Cam Lộ.

tm-img-alt
Thống kê ban đầu có 65 con bò của người dân bị nước lũ cuốn trôi chưa tìm được.

Thống  kê sơ bộ có khoảng 65 con bò bị cuốn trôi. Trong đó, gia đình anh Nguyễn Văn Triều có khoảng 55 con được gia đình mua về để bán và tập kết tạm tại khu vực ven sông Hiếu, số còn lại của các hộ dân ở cùng Khu phố 8.

Tại thời điểm hiện tại, mưa đã có dấu hiệu ngớt, mực nước lũ đang rút, huyện Cam Lộ đang chỉ đạo các ngành, địa phương hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống, và đảm bảo vệ sinh môi trường sau lũ.

Quảng Nam: Rà soát, kiểm tra các khu vực mỏ khoáng sản làm VLXD và khoáng sản phân tán

tm-img-alt
Một khu vực chế biến đá khai thác thuộc tỉnh Quảng Nam. Ảnh: ITN

Đối với các khu vực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, cấp giấy phép khai thác trước ngày Luật Khoáng sản năm 2010 có hiệu lực thi hành (ngày 1/7/2011) mà đơn vị đã được cấp giấy phép trước đây đang hoạt động khai thác hoặc đã lập hồ sơ, thủ tục khai thác khoáng sản nhưng vì lý do bất khả kháng chưa được cấp chủ trương đầu tư, chưa được cấp giấy phép khai thác, nay nhân dân trong vùng dự án đồng thuận và đảm bảo các điều kiện để cấp phép khai thác theo quy định, thì Sở TN-MT có nhiệm vụ tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Đối với các khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ trước đây đã cấp giấy phép thăm dò nhưng chưa được cấp giấy phép khai thác, nay qua rà soát không đảm bảo tiêu chí để khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, thì Sở TN-MT có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan kiểm tra lại cụ thể.

Trường hợp nhân dân trong vùng dự án đồng thuận và đảm bảo các điều kiện để cấp phép khai thác, thì Sở TN-MT tham mưu UBND tỉnh xin ý kiến thống nhất của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản và tổ chức thực hiện.

Các khu vực đảm bảo điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản theo quy định là: phù hợp với quy hoạch, không thuộc khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, đảm bảo an toàn các công trình hạ tầng, khu dân cư, đảm bảo môi trường...

Cần Thơ: Ra mắt mô hình “Tuyến đường kiểu mẫu về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường"

Đến dự có ông Vũ Xuân Hải, QUV, Bí thư Đảng ủy, ông Đào Phú Thụy, phó Bí thư TT – Chủ tịch HĐND phường, bà Huỳnh Thị Như, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND phường, ông Châu Quang Thành, Chủ tịch MTTQ phường, ông Nguyễn Lê Quốc Danh Trưởng CA phường. Ông Âu Huỳnh Nguyên Phó Chủ tịch - UBND phường cùng toàn thể cán bộ và nhân dân trong địa bàn phường đến dự.

tm-img-alt
tm-img-alt

Các đại biểu và nhân dân tham dự lễ ra mắt mô hình“Tuyến đường Nguyễn Trãi là tuyến đường kiểu mẫu về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường”.

Hòa trong không khí thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và 20 năm thành lập quận Ninh Kiều. Phường Tân An tổ chức ra mắt mô hình “Tuyến đường Nguyễn Trãi là tuyến đường kiểu mẫu về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường”.

tm-img-alt

Ông Âu Huỳnh Nguyên – ĐUV – Phó Chủ tịch UBND phườngthông qua tóm tắt Kế hoạch ra mắt“Tuyến đường Nguyễn Trãi là tuyến đường kiểu mẫu về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường”trên địa bàn phường Tân An năm 2023.

Nhằm phát huy vai trò của mỗi người dân trên tuyến đường kiểu mẫu, nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong các tầng lớp Nhân dân, tạo cảnh quan, môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, an ninh trật tự được bảo đảm, tuyến đường luôn sạch sẽ, không đổ rác thải, nước thải ra lòng lề đường, vỉa hè, khu đất trống; đổ rác đúng giờ, đúng quy định, sử dụng thùng rác hợp vệ sinh, không sử dụng thùng xốp, túi nilon đựng rác để ở lề đường, vỉa hè; duy trì việc quét dọn vệ sinh môi trường hàng tuần; có ít nhất một trong các hoạt động bảo vệ môi trường như chăm sóc và bảo vệ cây xanh. 

Xây dựng tuyến đường văn minh đô thị gắn với giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo phòng cháy chữa cháy, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên tuyến đường Nguyễn Trãi; đồng thời tăng cường sự gắn kết cộng đồng, tạo sự đồng thuận và hưởng ứng của Nhân dân.

tm-img-alt

Ông Vũ Xuân Hải, QUV, Bí thư Đảng ủy phát biểu tại buổi ra mắt.

Việc tổ chức ra mắt “Tuyến đường kiểu mẫu về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường tại đường Nguyễn Trãi” với mục đích phát huy vai trò chủ thể của mỗi người dân, nâng cao ý thức tự giác, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, tinh thần trách nhiệm trong các tầng lớp nhân dân, tạo cảnh quan, môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, an ninh trật tự được bảo đảm, xây dựng tuyến đường văn minh đô thị nhằm gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; tăng cường sự gắn kết cộng đồng, tạo sự đồng thuận và hài lòng của nhân dân. Phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của phường giai đoạn 2023 - 2025, phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy Đảng, quản lý của Chính quyền, sự phối hợp tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và đặc biệt các chủ thể nòng cốt của người dân.

Vận động nhân dân đoàn kết chấp hành pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự, không vi phạm trật tự xây dựng và đất đai. Xây dựng tuyến đường văn minh đô thị như: đăng ký và đạt gia đình văn hóa; hộ gia đình, cơ quan tổ chức thực hiện treo cờ trong dịp lễ, Tết; chủ động các biện pháp phòng chống cháy nổ cho gia đình, hộ kinh doanh… giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt rác thải không đúng nơi quy định; không thả rông động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng và thực hiện phân loại xử lý rác thải sinh hoạt…tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân xin phép sử dụng tạm vỉa hè và tổ chức, đậu đỗ các phương tiện trong phạm vi được cấp phép; các hộ dân có xe ô tô trên tuyến đường được gửi Thông báo và cam kết không đậu, đỗ xe tại các khu vực đã có biển cấm đậu, đỗ xe trên tuyến đường kiểu mẫu.

Ban Nhân dân các khu vực kịp thời ghi nhận các thông tin phản ánh của người dân qua tin nhắn, hình ảnh, thư điện tử… liên quan tình trạng ô nhiễm, rác thải, chiếm dụng lòng đường, vỉa hè; hệ thống chiếu sáng, thoát nước bị hư hỏng…để UBND phường liên hệ các đơn vị sửa chữa, khắc phục kịp thời.

Công an phường phối hợp Tổ trật tự đô thị ra quân kiểm tra và xử lý về trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn; đồng thời kiên quyết  xử lý các trường hợp cố tình vi phạm mua bán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; Tăng cường tuần tra canh gác giữ vững tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường. Định kỳ họp sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch, đồng thời, chủ động rà soát, đề nghị khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu tham gia thực hiện tốt, có hiệu quả mô hình.

tm-img-alt

Trao quyết định của UBND phường về việc kiện toàn Tổ quản lý trật tự đô thị, xây dựng và vệ sinh môi trường trên địa bàn Khu vực 10, 11, 12 phường Tân An.

Ông Nguyễn Văn Phúc – Bí Thư – Trưởng Khu vực 10, phường Tân An. Thay mặt Ban Nhân dân các khu vực trên tuyến đường Nguyễn Trãi phát động thi đua và hạ quyết tâm cùng bà con nhân dân thực hiện thắng lợi các các chỉ tiêu, nội dung theo kế hoạch đã đề ra.

Hình ảnh buổi ra quân vệ sinh môi trường và tuyên truyền cho người dân:

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Lực lượng Công an, Quân sự, Tổ đô thị, đoàn viên hội viên các hội đoàn thể phường và bà con Nhân dân các khu vực cùng tham gia ra quân lập lại trật tự đô thị và vệ sinh môi trường.

Qua đó, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên và tạo sự chuyển biến tích cực trong nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, xây dựng đường phố, khu phố xanh sạch đẹp, tiến tới xây dựng thành phố xanh, thành phố không rác, góp phần xây dựng thành phố Cần Thơ ngày càng văn minh, giàu đẹp, hiện đại và nghĩa tình.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 14/11/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.