Thứ ba, 30/04/2024 01:00 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 28/11/2023

MTĐT -  Thứ ba, 28/11/2023 19:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay 28/11/2023. Cập nhật tin nhanh môi trường mới nhất hôm nay 28/11/2023 do Môi trường và Đô thị tổng hợp.

Ra mắt Bản đồ số "Vì một Việt Nam xanh"

Ngày 28/11, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Công ty TNHH Nước Giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam tổ chức tọa đàm “Tín chỉ Carbon - Chìa khóa chuyển đổi sang một thế giới phát thải ròng bằng 0”.

Thông qua tọa đàm, các đơn vị chuyên môn của các Bộ, ngành đã cung cấp thông tin về công tác bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và quá trình nghiên cứu, xây dựng quy định về tín chỉ carbon. Đồng thời, cũng là dịp để các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp ý kiến, sáng kiến về công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là hiến kế xây dựng thị trường tín chỉ carbon. Hoạt động còn mở ra tiền đề quan trọng trong việc kết nối các tổ chức, doanh nghiệp trên cả nước chung tay khôi phục và phủ xanh hàng nghìn cánh rừng tại Việt Nam.

tm-img-alt
Ra mắt bản đồ số “Vì một Việt Nam xanh”

Theo ông Vũ Minh Lý,  Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), những ý kiến trao đổi tham luận, thảo luận ngày hôm nay là kênh tư liệu quan trọng để Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Chính phủ về những vấn đề bảo vệ môi trường, tín chỉ carbon, cùng chung tay hành động vì một Việt Nam xanh.

Cũng trong khuôn khổ buổi tọa đàm, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã ra mắt bản đồ số “Vì một Việt Nam xanh”. Bản đồ số cung cấp các thông tin về rừng Việt Nam, kết quả triển khai chương trình “Vì một Việt Nam xanh” và đặc biệt là chương trình “Chung tay phủ xanh Việt Nam” đi vào vận hành sẽ góp phần thúc đẩy tổ chức các hoạt động trồng cây ý nghĩa từ các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành trên cả nước.

Phụ nữ Tuyên Quang tích cực bảo vệ môi trường

Hội LHPN tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội phụ nữ thực hiện tốt công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Cụ thể là triển khai thực hiện Phong trào "Tuyên Quang chung tay xử lý rác thải và chống rác thải nhựa" gắn với thực hiện Đề án "Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình giai đoạn 2021 - 2025", Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", "Xây dựng gia đình 5 có, 3 sạch"...

Việc tuyên truyền, vận động được lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt chi hội phụ nữ, sinh hoạt Câu lạc bộ, Bản tin "Thông tin Phụ nữ Tuyên Quang" và các trang mạng xã hội (Trang thông tin điện tử, Zalo, fanpage, facebook)... cho trên 250 nghìn lượt hội viên phụ nữ được tiếp cận thông tin; tuyên truyền, vận động 95.581/118.002 hộ gia đình hội viên phụ nữ đăng ký đạt tiêu chí "3 sạch".

Phụ nữ Tuyên Quang tích cực bảo vệ môi trường
Phụ nữ xã Thiện Kế (Sơn Dương) đã chung tay xây dựng được nhiều tuyến đường hoa rực rỡ.

Các cấp Hội phụ nữ đã tổ chức tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn cho 42.527 hộ gia đình hội viên phụ nữ cách thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình; tổ chức tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa và túi ni lông tại 17 thôn cho 1.223 hội viên phụ nữ và nhân dân tham gia; phối hợp với các cơ quan cùng cấp phát 2.135 tờ rơi, túi thân thiện với môi trường.

Đồng thời, phối hợp tổ chức các cuộc thi như: "Phụ nữ chung tay phòng, chống rác thải nhựa", "Dạ hội hóa trang chung tay bảo vệ môi trường, xử lý rác thải nhựa, an toàn cho phụ nữ và trẻ em"; "Tuyến đường hoa kiểu mẫu và nhà sạch vườn đẹp", "Phụ nữ và đường hoa"... thu hút đông đảo hội viên phụ nữ và nhân dân tham gia. Những hình ảnh và kết quả của các cuộc thi, các hoạt động thu gom, phân loại, xử lý rác thải nhựa... được đăng tải thường xuyên trên mạng xã hội đã tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.

Bắc Giang: Vai trò của Phật giáo với bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH

Vừa qua, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bắc Giang kết hợp với UBMTTQVN tỉnh tổ chức Hội nghị “Phật giáo với vai trò bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu năm 2023”.

Tham dự có Hòa thượng Thích Thiện Văn, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bắc Giang, cùng Ban Trị sự tỉnh, TP.Bắc Giang, Tăng Ni trên địa bàn tỉnh, Trường Trung cấp Phật học.

Tham dự còn có ông Giáp Ngọc Giang, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Bắc Giang, đại diện cho các sở ban ngành.

tm-img-alt
Quang cảnh hội nghị

Tại hội nghị, Hòa thượng Thích Thiện Văn đã phát biểu đánh giá cao vai trò, tầm quan trọng của chư tôn đức Tăng, Ni, nhân dân Phật tử trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu hiện nay.

Hội nghị tập huấn này nhằm cung cấp thêm những thông tin cơ bản về biến đổi khí hậu, thực trạng hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Định hướng chiến lược, chính sách và chương trình liên quan đến biến đổi khí hậu, vai trò của Phật giáo và việc phát huy vai trò của các tôn giáo trong bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó đưa ra những biện pháp và kỹ năng để ứng phó giảm thiểu, quản lý rủi ro thiên tai, dịch bệnh, môi trường sống.

Hoà thượng cũng nhận định hội nghị này cũng là dịp để trao đổi, thống nhất phương pháp, cách làm và bổ sung những kinh nghiệm thực tiễn giúp các Tăng, Ni, nhân dân Phật tử, học sinh Lớp Trung cấp Phật học vừa học, vừa tu vừa tham gia có hiệu quả hơn công tác ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn.

Phát biểu tại hội nghị, ông Giáp Ngọc Giang, Phó Chủ tịch MTTQ tỉnh ghi nhận Phật giáo trên địa bàn tỉnh tham gia tích cực tham gia có hiệu quả vào các chương trình hành động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thông qua nhiều hoạt động cụ thể như việc chuyển tải thông điệp, tuyên truyền vận động sâu rộng trong nội bộ tổ chức và tín đồ Phật giáo tôn giáo về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, hiểm họa nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường với đời sống con người; vận động các chức sắc, tín đồ cam kết tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; chung tay bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, nguồn tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường sinh thái; trồng cây xanh, xây dựng chùa cảnh, đình đền văn hoá, sử dụng năng lượng tái tạo; tham gia các đợt cứu trợ đồng bào các vùng bị thiên tai, dịch bệnh, bão lũ.

Ông cũng nhận định việc thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu đòi hỏi sự chung tay không chỉ của các cơ quan nhà nước, mà chủ yếu đến từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng, nhân dân trên địa bàn.

Thanh Hóa: Tạm dừng hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ cát số 18, tại xã Vĩnh Hòa

UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu Công ty TNHH Minh Chung phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Phòng chống thiên tai và tìm kiến cứu nạn tỉnh, UBND huyện Vĩnh Lộc và các đơn vị có liên quan khảo sát, đánh giá, có giải pháp kịp thời thi công chống sạt lở bờ sông Mã - đoạn qua khu vực mỏ cát số 18, với chiều dài khoảng 200m. Sau khi thực hiện xong việc chống sạt lở tại khu vực nêu trên, báo cáo về UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để xem xét, tham mưu việc khai thác trở lại theo quy định.

Để đảm bảo tính mạng và tài sản của người dân trên địa bàn, UBND tỉnh Thanh Hóa giao UBND huyện Vĩnh Lộc chỉ đạo Công an huyện, các phòng chức năng, UBND xã Vĩnh Hòa và các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình dừng khai thác và thi công chống sạt lở khu vực tại mỏ cát số 18.

tm-img-alt
Ảnh minh họa

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ban Phòng chống thiên tai và tìm kiến cứu nạn tỉnh và các sở, ban ngành, đơn vị liên quan, nghiên cứu về giải pháp xử lý sạt lở bờ sông Mã đoạn qua 2 thôn Nghĩa Kỳ và Giang Đông, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, báo cáo và đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ quy định của pháp luật, chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế, khẩn trương xử lý kịp thời, triển khai thi công phòng, chống sạt lở bờ sông Mã.

Đồng thời yêu cầu UBND huyện Vĩnh Lộc, tiếp tục tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và chỉ đạo các phòng, ban của huyện, UBND xã Vĩnh Hòa thường xuyên tuần tra, kiểm soát, theo dõi diễn biến sạt lở để có biện pháp khắc phục tạm thời (nếu có) và báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, tổng hợp, tham mưu, đề xuất giải quyết theo quy định.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) ký và ban hành Văn bản số 3725/UBND-TNMT về việc tạm dừng hoạt động khai thác khoáng sản mỏ cát số 18 của Công ty TNHH Minh Chung và tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp xử lý sạt lở bờ sông Mã, đoạn qua thôn Nghĩa Kỳ và thôn Giang Đông, xã Vĩnh Hòa.

Công an huyện Vĩnh Lộc chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng của UBND huyện, UBND xã Vĩnh Hòa và các đơn vị có liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình dừng khai thác mỏ cát số 18 xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc của Công ty TNHH Minh Chung đảm bảo theo quy định, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng khai thác cát trong thời gian tạm dừng khai thác mỏ cát.

Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát (đặc biệt vào ban đêm và những ngày nghỉ, lễ) để kịp thời phát hiện ngăn chặn hoạt động khai thác cát trái phép; bố trí lực lượng, phương tiện để sẵn sàng truy bắt các chủ phương tiện, tàu thuyền khai thác cát trái phép.

Giao UBND xã Vĩnh Hòa thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình dừng khai thác và thi công chống sạt lở khu vực tại mỏ cát số 18 xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc của Công ty TNHH Minh Chung đảm bảo theo quy định; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng khai thác cát trong thời gian tạm dừng khai thác mỏ cát nêu trên…

“Hô biến” tường cũ thành bức tranh, đổi rác lấy cây xanh lan toả thông điệp bảo vệ môi trường

Với mục đích nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề giữ gìn, bảo vệ môi trường, tạo không gian xanh. Trước thực trạng, nhiều người dân ý thức còn hạn chế về phân loại rác thải tại nguồn, thường xuyên vứt rác ra lòng đường hè phố. Nhiều Hội liên hiệp phụ nữ tại của các phường trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã có những cách làm, những mô hình, công trình mang ý nghĩa thiết thực đã phát huy tính năng động, sáng tạo trong công tác bảo vệ môi trường.

tm-img-alt
Tác phẩm nghệ thuật được "hoạ sỹ nhân dân" thiết kế từ bức tường cũ kỹ mốc meo

Điển hình, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) phường Cầu Tre (quận Ngô Quyền, tp Hải Phòng) đã ra mắt mô hình “Chi hội sống xanh đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em” tại Chi hội phụ nữ Tổ dân phố số 6 được nâng cấp từ mô hình “Tổ phụ nữ thu gom phế liệu”.

Vào sáng thứ 7 hàng tuần, các thành viên của hội đi đến từng hộ gia đình vừa thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ phân loại rác thải tại nguồn vừa thu gom phế liệu để bán gây quỹ của mô hình. Từ nguồn kinh phí đó, mỗi năm Hội đã tặng 15 thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) với số tiền là hơn 10 triệu đồng cho phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị mắc bệnh hiểm nghèo và giúp đỡ các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh đó, Hội LHPN Phường Cầu Tre còn “hô biến” 03 mảng tường cũ trên địa bàn phường thành tác phẩm tuyên truyền để ngăn xả rác, viết vẽ bậy.

 Bên cạnh đó, các hoạt động vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp cũng đã được Hội LHPN Gia Viên triển khai rộng khắp ở các khu phố.

Hội LHPN Gia Viên thực hiện triển khai mô hình toàn dân phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế rác thải bừa bãi nơi công cộng, …biến điểm tập kết rác thải thành nơi “chech in”. Điển hình, trước kia bức tường bao dọc ngõ 141 Nguyễn Hữu Tuệ vốn cũ kỹ, mốc meo từng là điểm đen mà người dân tập kết rác thải, gây mùi hôi thối. Năm 2021, Hội LHPN Gia Viên đã biến bức tường đó, thành tác phẩm với tên gọi “Non sông gấm vóc Việt” đã tuyên truyền ngăn xả rác, viết vẽ bậy đang nhận được những đánh giá cao cũng như sự hưởng ứng tích cực của người dân tại phường Gia Viên.

Khánh Hoà: Tháo gỡ khó khăn cho hoạt động cung cấp nước sạch

Buổi làm việc nhằm đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2021 đến nay và tìm kiếm giải pháp cho những thách thức mà công ty đang phải đối mặt.

tm-img-alt
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hữu Hoàng phát biểu tại buổi làm việc với Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Khánh Hòa

Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Khánh Hòa với tổng số cán bộ nhân viên là 330 người, đã và đang quản lý và vận hành 3 nhà máy nước và góp 30% cổ phần đầu tư Nhà máy nước Suối Dầu. Tổng công suất cấp nước trung bình 143.000m3/ngày đêm. Dù phải đối mặt với thách thức từ đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu, công ty vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Trong 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu đạt 87,62%, lợi nhuận sau thuế tăng cao với 126,99%, và đóng góp 112,3% vào ngân sách tỉnh.

Tuy nhiên, công ty cũng đang phải đối mặt với một số khó khăn và vướng mắc. Quy hoạch chưa rõ ràng ở một số khu vực đã gây khó khăn cho quá trình phát triển và cải tạo hệ thống nước. Sự lấn chiếm đất và xây dựng tự phát ngoài quy hoạch dân cư cũng là một thách thức, tạo ra tình trạng đấu nối và sử dụng nước bất hợp pháp. Hơn nữa, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ môi trường và nguồn nước vẫn còn hạn chế.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hữu Hoàng ghi nhận những nỗ lực và kết quả tích cực mà Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Khánh Hòa đã đạt được. Ông Lê Hữu Hoàng đề xuất công ty tiếp tục duy trì và nâng cao thành tích, đảm bảo cung cấp nước sạch cho cộng đồng và thực hiện tốt các biện pháp quản trị.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hoà cũng đề xuất các sở và ngành liên quan tiếp tục hỗ trợ công ty, giải quyết dứt điểm các khó khăn và vướng mắc, đồng thời nhấn mạnh việc UBND TP. Nha Trang cần lấy ý kiến doanh nghiệp khi quy hoạch phân khu của thành phố để đảm bảo phù hợp với phát triển mạng lưới cấp nước.

Buổi làm việc thể hiện sự cam kết chặt chẽ từ cả chính quyền và doanh nghiệp để đảm bảo rằng Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Khánh Hòa sẽ tiếp tục đóng góp vào sự phát triển bền vững của địa phương.

Cần Thơ: Tọa đàm tìm giải pháp nguồn vật liệu thay thế cát sông?

Nguồn gốc của cát biển bản chất cũng giống cát sông, trên những hạt cát có những vết nứt tạm thời, có những chất hữu cơ lẫn trong cát, khi xử lý được thì loại cát ra được cũng như cát sông. Thậm chí một số nhà khoa học có những nghiên cứu cho thấy cát biển còn tốt hơn cát sông.

Theo Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWW) tại Việt Nam, cát ngày càng khan hiếm, nếu tăng khai thác thì vài năm sau sẽ gia tăng sạt lở nghiêm trọng. Trong khi đó nhu cầu xây dựng, nhất là tại các công trình giao thông trọng điểm ngày càng tăng. Mặc dù các Bộ, ngành đã đưa ra các giải pháp, các địa phương cũng có cam kết việc đảm bảo nguồn cung cát sông cho các công trình trọng điểm cũng như quản lý việc khai thác hợp lý hơn. Tuy nhiên, đến năm 2025, ĐBSCL cần hoàn thành khoảng 400km đường cao tốc, cần tới 39 triệu m3 cát san lắp, chưa kể các công trình công cộng, công trình dân sinh khác nên nhu cầu san lấp cát là rất lớn. Nếu tiếp tục khai thác quá mức sẽ gây sạt lở, sụt lún.

tm-img-alt

Ông Dương Tấn Hiển phó Chủ tịch TT UBND TP Cần Thơ tham dự buổi tọa đàm.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm “Vật liệu nào thay thế cát sông”, ông Võ Tấn Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ Cát sạch MeKong (người sáng chế máy tuyển cát đồi núi sông suối, cát biển xây dựng, san lấp…), cho rằng vật liệu thay thế cát sông đó chính là cát biển. Theo ông Dũng, cát biển nếu khai thác đúng luồng lạch sẽ hạn chế sạt lở bờ biển, cát tại các cồn ở biển có ít tạp chất hữu cơ.

Nguồn gốc của cát biển bản chất cũng giống cát sông, trên những hạt cát có những vết nứt tạm thời, có những tạp chất hữu cơ lẫn trong cát, khi xử lý được thì loại cát ra được cũng như cát sông. Thậm chí một số nhà khoa học có những kiến cứu cho thấy cát biển còn tốt hơn cát sông.

tm-img-alt

Ông Võ Tấn Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ Cát sạch MeKong.

Ông Dũng cũng cho biết: “Hệ thống thiết bị tuyển rửa của chúng tôi phân loại và tăng modul cát, đồng thời phá vỡ vết nứt tạm thời trong những hạt cát, sau đó, chà sát loại bỏ được muối và loại bỏ bụi, bùn, sét, tạp chất hữu cơ cho ra cát sạch thành phẩm với công suất từ 100m3/h-2.000m3/h. Cát sạch thành phẩm sau khi tuyển rửa tại vùng nước lợ hoặc nước ngọt đều đạt tiêu chuẩn TCVN 9436:2012 và tiêu chuẩn AASHT O MI 45-91 của Mỹ dùng cho cát đắp đường và đạt tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 và TCVN 13754:2003 “Cát nhiễm mặn dùng cho bê tông và vữa” do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành theo Quyết định số 1343/QĐ-BKHCN ngày 29/6/2023.

Chúng tôi đã phân tích chi phí theo giải pháp tuyển rửa cát biển Sóc Trăng và Trà Vinh, sau khi tuyển rửa cấp lên đến mặt bằng công trình bình quân các công đoạn thì chi phí thấp hơn cát sông vùng nước ngọt khoảng 10.000 đồng/m3 (do tạp chất khi khai thác tại mỏ cát biển ít hơn so với tạp chất của cát sông)…”.

Hệ thống thiết bị mà chúng tôi đang làm đã loại bỏ hết muối, chất lượng được bảo đảm. Thiết bị có thể cho sản xuất lượng cát đáp ứng công trình với khối lượng 1.000 - 2.000 m3, thậm chí 5.000 -10.000 m3. Thành phẩm sau khi qua thiết bị chúng tôi đảm bảo được tiêu chuẩn của Mỹ. Chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích, nếu đưa được cát biển vào xây dựng, san lấp thì còn rẻ hơn cát sông, có thể giảm trên 100.000 đồng/m3, trong khi khai thác cát sông nhiều gây sạt lở" - ông Dũng khẳng định.

Theo ông Dũng, các ý kiến của bộ, ngành cho rằng, khi tuyển rửa cát biển thì muối sẽ ảnh hưởng tới vùng chăn nuôi trồng trọt thì cách xử lý rất dễ, cứ tăng lượng nước ngọt là sẽ hòa tan, vì muối này là muối hòa tan. "Chỉ cần 1 khối cát biển, đưa 5 khối nước ngọt vào là xong" - ông Dũng nói.

"Nếu địa phương quy hoạch cho tuyển rửa cát biển thì còn đơn giản hơn. Như các công trình ở Trà Vinh, Sóc Trăng tuyển rửa ở vùng nước lợ thì việc xử lý rất đơn giản", ông Dũng chia sẻ thêm.

Về vấn đề sạt lở, ông Dũng khẳng định, nếu khai thác đúng, sẽ hạn chế được việc sạt lở. Ở biển có nhiều cồn, tạp chất hữu cơ ít, nếu quy hoạch cho khai thác khu vực này sẽ hạn chế sạt lở.

Đặc biệt ở TP Cần Thơ, Quốc hội đã có cơ chế về việc nạo vét luồng biển Định An, như vậy nếu có tiêu chuẩn về cát biển thì nhà đầu tư mới có thể bán được sản phẩm cát biển này để dự án khác sử dụng.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 28/11/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

TP Hạ Long đảm bảo vệ sinh môi trường dịp nghỉ lễ
Để phục vụ nhân dân và du khách vui chơi nghỉ lễ, TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã yêu cầu các đơn vị công ích duy trì vệ sinh đường phố, tuyến phố chính thuộc địa bàn quản lý, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường xanh, sạch đẹp.
Thanh Hóa: Hàng tấn cá chết bất thường trên sông Mã
Từ ngày 19/3 đến 28/4, trên địa bàn các xã Thiết Kế, Thiết Ống, Ban Công, Ái Thượng và thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước(Thanh Hóa) xuất hiện hàng tấn cá lồng nuôi chết bất thường có hàng chục trên sông Mã khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng.

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...