Thứ bảy, 27/07/2024 11:50 (GMT+7)

Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất cây lâu năm sang đất ở trước năm 2014

Luật sư Đồng Xuân Thụ -  Thứ tư, 07/09/2022 11:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nhưng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trước năm 2014 thì giải quyết ra sao?

tm-img-alt
Muốn chuyển đất trồng lâu năm sang đất thổ cư phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền

Những trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất ở đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước năm 2014 thì phải giải quyết như thế nào? Hộ gia đình có phải xin phép cơ quan nhà nước trước khi chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất ở hay không?

Căn cứ Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
...

Như vậy, hộ gia đình muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất ở thì phải xin phép cơ quan nhà nước.

Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất ở thì bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp như sau:

Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
....
2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
3. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.

Như vậy, mức xử phạt vi phạm hành chính thấp nhất đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây hàng năm sang đất ở là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khu vực đô thì mức phạt sẽ gấp 02 lần mức phạt thông thường.

Người vi phạm ngoài mức phạt hành chính phải nộp còn buộc khôi phục tình trạng đất lại như ban đầu.

Đồng thời tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nhưng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trước năm 2014 thì giải quyết ra sao?

Căn cứ Điều 19 Quy định về cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An ban hành kèm theo Quyết định 43/2014/QĐ-UBND quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất như sau:

Về xem xét cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ nhóm đất nông nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận sang đất ở trước 1/7/2014
1. UBND cấp xã xem xét, lập hồ sơ chuyển cho người có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của Chính phủ về xử lý vi phạm về lĩnh vực đất đai.
2. UBND cấp xã kiểm tra, xác nhận hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân sau khi người vi phạm đã chấp hành xong việc xử lý vi phạm.
3. Diện tích đất ở được xác định theo diện tích vi phạm về tự ý chuyển mục đích, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được duyệt nhưng không vượt quá hạn mức giao đất do UBND tỉnh quy định tại Khoản 1 Điều 9 quy định này; phần diện tích còn lại được xác định là đất nông nghiệp. Trong đó:
a) Trường hợp diện tích vi phạm về tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nhỏ hơn diện tích đất ở tối thiểu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 14 Quy định này thì cấp Giấy chứng nhận diện tích đất ở bằng diện tích tối thiểu được cấp Giấy chứng nhận;
b) Trường hợp diện tích vi phạm về tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trên hiện trạng manh mún, chia thành nhiều thửa khác nhau thì UBND cấp huyện căn cứ quy định của Luật đất đai năm 2013 để cho phép chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất ở nhưng tổng diện tích đất ở không vượt quá hạn mức giao đất ở quy định tại Khoản 1 Điều 9 Quy định này;
c) Vị trí các thửa đất được công nhận là đất ở và đất nông nghiệp được xác định theo trích đo địa chính thửa đất hoặc đo chỉnh lý bản đồ địa chính.
3. Người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quy định tại điều này phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Theo đó, UBND cấp xã xem xét, lập hồ sơ chuyển cho người có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của Chính phủ về xử lý vi phạm về lĩnh vực đất đai.

UBND cấp xã kiểm tra, xác nhận hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân sau khi người vi phạm đã chấp hành xong việc xử lý vi phạm.

Trường hợp diện tích vi phạm về tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nhỏ hơn diện tích đất ở tối thiểu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cấp Giấy chứng nhận diện tích đất ở bằng diện tích tối thiểu được cấp Giấy chứng nhận.

Trường hợp diện tích vi phạm về tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trên hiện trạng manh mún, chia thành nhiều thửa khác nhau thì UBND cấp huyện căn cứ quy định của Luật Đất đai hiện hành để cho phép chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất ở nhưng tổng diện tích đất ở không vượt quá hạn mức giao đất.

Bạn đang đọc bài viết Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất cây lâu năm sang đất ở trước năm 2014. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Trường hợp nào không được phép tách thửa đất mới nhất
Theo quy định của pháp luật VN, không phải bất kì trường hợp nào cũng được phép tách thửa đất ra những mảnh đất nhỏ. Nên khi muốn tách thửa đất, người dân cần biết một số trường hợp PL quy định về việc hạn chế hoặc không được thực hiện hoạt động tách thửa
Quy định về Giấy phép tài nguyên nước
Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
Quy định về thăm dò nước dưới đất
Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

Tin mới

Bài thơ: Chỉ là...
Chỉ là ta gặp nhau không đúng chỗ//Giữa bao la phố xá rộn tiếng cười////Giữa những bon chen cảnh đời mờ tỏ///Bước chân lạc loài rung nhịp đôi tim.
Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero
Trong số các chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia do Bộ KH&CN quản lý, chương trình KH&CN Net Zero được đặt kỳ vọng sẽ đem lại nhiều giải pháp hữu hiệu và có giá trị thực tiễn cao cho một quốc gia đang trên lộ trình giảm phát thải như Việt Nam.
Bài thơ: Lặng thinh... thương
Có một người bước ngang qua đời tôi///Và gửi lại những lời thương tha thiết///Cùng tôi dệt một giấc mơ đẹp tuyệt///Khiến tim tôi khắc đậm một bóng hình

Thương hiệu đồng hành