Thứ bảy, 27/07/2024 08:20 (GMT+7)

Vĩnh Phúc: Bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp

MTĐT -  Thứ tư, 17/04/2024 15:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hệ thống xử lý nước thải tại phần lớn các CCN còn nhiều tồn tại; công tác phối hợp quản lý các CCN ở một số địa phương còn nhiều yếu kém.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 16 CCN được thành lập, giao chủ đầu tư và 6 CCN hình thành. Các CCN đi vào hoạt động không chỉ giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, di dời các doanh nghiệp, cơ sở vào các khu sản xuất tập trung, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương, tăng thu ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hệ thống xử lý nước thải tại phần lớn các CCN còn nhiều tồn tại; công tác phối hợp quản lý các CCN ở một số địa phương còn nhiều yếu kém.

Đến nay, trong 4 CCN có hạ tầng về thu gom, xử lý nước thải, chỉ có 1 CCN có hệ thống thu gom, xử lý nước thải hoạt động ổn định là CCN Hùng Vương - Phúc Thắng (Phúc Yên) với công suất 500 m3/ngày đêm; 2 CCN ở huyện Yên Lạc gồm CCN làng nghề Yên Đồng, CCN làng nghề Tề Lỗ) đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng hoạt động kém hiệu quả, không đảm bảo kỹ thuật, hệ thống thu gom nước thải, nước mặt chưa được tách riêng và CCN Đồng Sóc (Vĩnh Tường) đã hoàn thành xây dựng, đang hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường để đưa vào vận hành thử nghiệm.

CCN Đồng Văn và CCN làng nghề Minh Phương đang đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung. CCN thị trấn Yên Lạc và CCN Hương Canh (Bình Xuyên) đã có cơ sở sản xuất hoạt động từ lâu nhưng chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung; 8 CCN: Thổ Tang - Lũng Hòa, Lý Nhân, làng nghề Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường); Thanh Lãng (Bình Xuyên); Đình Chu (Lập Thạch); Đồng Thịnh (Sông Lô); Hợp Thịnh, Hoàng Lâu (Tam Dương) chưa triển khai xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung bởi đang trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng hoặc đang triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

tm-img-alt
Công ty Ô tô Toyota Việt Nam - chủ đầu tư cụm công nghiệp Hùng Vương - Phúc Thắng (Phúc Yên) đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Nguyễn Lượng

Thực hiện Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, quy chế phối hợp quản lý CCN trên địa bàn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chủ động phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện BVMT theo quy định tại Thông tư số 31 của Bộ TN&MT.

Năm 2019, qua kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai, BVMT và khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với 3 CCN gồm CCN thị trấn Yên Lạc, CCN làng nghề Tề Lỗ và CCN làng nghề Yên Đồng cho thấy còn nhiều tồn tại, vi phạm, Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương này thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về BVMT tại CCN.

Tuy nhiên, đến nay, việc thực hiện công tác BVMT của các chủ đầu tư CCN còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đầu tư xây dựng các hạng mục công trình BVMT trong các CCN; sự phối hợp trong giải quyết các tồn tại sau thanh tra, kiểm tra chưa quyết liệt.

Nguyên nhân là do văn bản quy phạm pháp luật về BVMT nói chung, BVMT trong CCN nói riêng có nhiều thay đổi, một số quy định chưa phù hợp thực tiễn, nhiều nội dung còn thiếu các quy định cụ thể.

BVMT là lĩnh vực phức tạp, do vậy, việc triển khai đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan; trong khi đó, lực lượng cán bộ quản lý Nhà nước ở các sở, ngành liên quan còn mỏng.

Phần lớn các CCN hình thành từ trước đã giao đất cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất dẫn đến khó khăn trong việc thu hút nhà đầu tư vào xây dựng, kinh doanh hạ tầng...

Mới đây, UBND tỉnh ban hành văn bản yêu cầu các sở, ngành: TN&MT, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố chủ động khắc phục những tồn tại, hạn chế liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước của ngành, địa phương; tổ chức thực hiện quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất, việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng, đầu tư, BVMT… trong quá trình thực hiện dự án của các chủ đầu tư hạ tầng CCN, các nhà đầu tư thứ cấp trong cụm; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm...

Giao UBND huyện Yên Lạc chỉ đạo Ban quản lý CCN Yên Đồng và Tề Lỗ khẩn trương rà soát hệ thống thu gom, xử lý nước thải và có giải pháp khắc phục, cải tạo, sửa chữa để vận hành trở lại việc thu gom, xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đang hoạt động sản xuất trong CCN; đôn đốc các chủ đầu tư CCN Đồng Văn, CCN làng nghề Minh Phương đưa hệ thống xử lý nước thải tập trung vào vận hành.

Đối với 6 CCN đã hình thành nhưng chưa có nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng cần sớm lựa chọn, giao nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng; trường hợp không thu hút được nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng, Sở Công thương đề xuất phương án, đơn vị xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung theo quy định pháp luật.

Bạn đang đọc bài viết Vĩnh Phúc: Bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo Vĩnh Phúc

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp kêu trời vì không có sổ đỏ trong khu công nghiệp
Đổ vốn đầu tư vào khu công nghiệp, hoạt động lâu nay nhưng doanh nghiệp vẫn chờ… sổ đỏ. Đó là một trong những vấn đề được quan tâm tại hội nghị đối thoại doanh nghiệp 2024 do Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng vừa tổ chức.
Thanh Hóa: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp Khu kinh tế Nghi Sơn
Thời gian qua, Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tại Thanh Hóa đã chủ động cơ cấu, tối ưu hóa quy trình sản xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động. Qua triển khai thực hiện, ngành công nghiệp xứ Thanh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Tin mới

Thương hiệu đồng hành