Thứ bảy, 27/07/2024 08:35 (GMT+7)

Béo phì và lượng đường trong máu cao khiến sức khỏe con người ngày càng kém

MTĐT -  Thứ hai, 20/05/2024 16:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Béo phì, lượng đường trong máu cao và huyết áp cao cùng các hội chứng chuyển hóa khác hiện nằm trong số những nguyên nhân dẫn tới bệnh tật hoặc tử vong sớm, khiến số năm sống khỏe mạnh của con người giảm gần 50% so với năm 2000.

Chú thích ảnh
Một phụ nữ bị mắc bệnh béo phì tại Chicago, bang Illinois, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Đây là nội dung Nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật, thương tật và yếu tố rủi ro toàn cầu năm 2021, được công bố trên tạp chí The Lancet ngày 16/5.

Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của 204 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm xác định những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm trên toàn cầu được đánh giá dựa trên số năm sống được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật (DALY).

Nghiên cứu cũng chỉ ra số năm ốm yếu do các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em như thấp còi giảm 71,5%.

Các tác giả nêu rõ dữ liệu cho thấy sự thay đổi rõ ràng trong các thách thức đối với sức khỏe toàn cầu khi dân số già đi và lối sống thay đổi, mặc dù ô nhiễm không khí được cho là yếu tố rủi ro lớn nhất trong dữ liệu của cả năm 2000 và 2021. Tuy nhiên, kết quả không đồng đều, ví dụ như ở khu vực châu Phi phía Nam sa mạc Sahara, suy dinh dưỡng vẫn là yếu tố rủi ro lớn nhất.

Theo nghiên cứu, sức khỏe kém ở những người từ 15-49 tuổi trên toàn thế giới ngày càng được cho là do chỉ số khối cơ thể (BMI) cao và lượng đường trong máu cao, hai yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường. Nhà khoa học Liane Ong thuộc Viện Đo lường và Đánh giá sức khỏe (IHME), Đại học Washington (Mỹ), người đứng đầu nghiên cứu trên, cho rằng các xu hướng trong tương lai có thể khá khác so với các xu hướng trong quá khứ do các yếu tố như biến đổi khí hậu, tình trạng béo phì và nghiện ngập ngày càng tăng.

Trong khi đó, Nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD) dự kiến tuổi thọ trung bình của con người sẽ tăng 4,5 tuổi vào năm 2050, từ 73,6 tuổi lên 78,1 tuổi. Mức tăng lớn nhất có thể diễn ra ở những nước mà ước tính hiện tại thấp hơn, cho thấy tuổi thọ trung bình đang bắt đầu trở nên đồng đều hơn trên toàn cầu. Tuy nhiên, nghiên cứu cho rằng dù con người sống thọ hơn nhưng số năm sống trong tình trạng sức khỏe yếu kém có thể nhiều hơn.

Bạn đang đọc bài viết Béo phì và lượng đường trong máu cao khiến sức khỏe con người ngày càng kém. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo TTXVN

Cùng chuyên mục

Vì sao người Nhật không bao giờ vứt giấy vệ sinh vào thùng rác?
Hóa ra giấy vệ sinh đã qua sử dụng của họ không bao giờ được vứt vào thùng rác mà được ném thẳng vào bồn cầu và xả trôi cùng với phân. Hầu hết giấy vệ sinh mà người Nhật sử dụng đ.ều có tính hòa tan, tức là sẽ bị phân hủy bởi nước không có tắc nghẽn.
Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.

Tin mới

Bài thơ: Lặng thinh... thương
Có một người bước ngang qua đời tôi///Và gửi lại những lời thương tha thiết///Cùng tôi dệt một giấc mơ đẹp tuyệt///Khiến tim tôi khắc đậm một bóng hình

Thương hiệu đồng hành