Thứ hai, 29/04/2024 08:09 (GMT+7)

Biwase: Làm chủ công nghệ, sẵn sàng vận hành nhà máy điện sinh khối công suất 5MW

Lâm Hà -  Thứ sáu, 22/12/2023 08:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Biwase đang hoàn thiện những bước cuối cùng để sẵn sàng vận hành nhà máy điện sinh khối công suất 5MW. Các công nghệ đều do kỹ sư của Biwase tự thiết kế, thi công dựa trên những công nghệ phổ biến hiện nay.

Chia sẻ với báo chí ngày 20/12, ông Ngô Chí Thắng, Giám đốc Chi nhánh Xử lý chất thải Công ty CP - Tổng Công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) cho biết, hiện các công đoạn cuối của dự án nâng công suất xử lý rác giai đoạn 4 Khu liên hợp xử lý rác của Biwase  tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Bình Dương đang hoàn chỉnh và sẵn sàng đưa vào vận hành trong tháng 1/2024.

tm-img-alt
Lò đốt rác có kết hợp phát điện công suất đốt 200 tấn/ngày, công suất phát điện 5MW là một hợp phần quan trọng trong dự án nâng công suất lần này của Biwase. Ảnh: Báo Bình Dương

Dự án bao gồm nâng công suất tiếp nhận phân loại rác làm phân hữu cơ 840 tấn/ngày. Lò đốt rác có kết hợp phát điện công suất đốt 200 tấn/ngày, công suất phát điện 5MW. Trong giai đoạn đầu, nguồn điện sẽ được phát tự tiêu trong nội bộ nhà máy, theo quy trình tuần hoàn. Theo tính toán lượng điện năng từ hai tổ máy phát điện tận dụng nguồn khí Metal và nguồn nhiệt từ lò đốt sẽ đáp ứng khoảng 80% nhu cầu điện cho hoạt động sản xuất tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Bình Dương. 

Với việc nâng công suất sản xuất phân bón lên 840 tấn, Biwase bảo đảm 100% rác thải sinh hoạt trên địa bàn khối lượng khoảng 2.350 tấn/ngày sẽ được xử lý phân loại xử lý làm phân Compost và hiện nhà máy có thể xử lý 2.520 tấn/ ngày. Như vậy, Biwase đã và sẽ tiếp tục đảm bảo xử lý toàn bộ rác thải và đang đầu tư dư công suất trong những năm tiếp theo, nếu lượng rác thải tiếp tục tăng lên.

Điểm đặc biệt của dự án nâng công suất lần này tại Khu liên hợp xử lý chất rải rắn Nam Bình Dương, Biwase đã đầu tư xây dựng nhà máy tuần hoàn, sản xuất phân hữu cơ, đốt rác thành điện, tro sau quá trình đốt rác được tái chế để sản xuất gạch.

Dự án trên có tổng mức đầu tư là là 835 tỷ đồng. Trong đó, giá trị đơn nguyên làm phân hữu cơ là 364 tỷ đồng  (gần 15 triệu USD), giá trị lò đốt có kết hợp phát điện trị giá 471 tỷ đồng (hơn 19,4 triệu USD). Dự án sử dụng từ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) 20 triệu USD, tương đương 480 tỷ đồng.

Theo Ông Ngô Chí Thắng: Hiện nay, Nhà máy đã xây dựng xong và mua thiết bị về, toàn bộ cán bộ, nhân viên Công ty đã lắp đặt, vận hành và chạy thử ổn định, chuẩn bị khánh thành vào ngày 12/01/2024. Trong đó, bên cạnh công nghệ đốt rác phát điện, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư thêm các công nghệ khác với công suất lớn hơn nữa để nâng công suất đốt. Điều đáng mừng là Công ty đã làm chủ công nghệ điện rác, điều này rất quan trọng vì đã có nhiều công trình của những đơn vị khác, sau khi xây dựng xong, đơn vị không làm chủ được công nghệ, nếu chuyên gia rời đi, khi dây chuyền gặp sự cố, không sửa chữa, vận hành được, gây lãng phí rất lớn. Các công nghệ đều do kỹ sư của Biwase tự thiết kế, thi công dựa trên những công nghệ phổ biến hiện nay, riêng động cơ turbine phát điện sử dụng của Tập đoàn Siemens. 

Việc nâng công suất sản xuất phân bón của Biwase chính là phương án dự phòng trong vài năm tiếp nhằm bảo đảm khả năng tiếp nhận, xử lý rác thải trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là có khoảng thời gian để chuẩn bị nâng công suất tiếp theo.

Bên cạnh đó, Biwase sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện đền bù, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng khoảng 400ha phục vụ công trình xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn xã Tân Long, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Bạn đang đọc bài viết Biwase: Làm chủ công nghệ, sẵn sàng vận hành nhà máy điện sinh khối công suất 5MW. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.