Thứ bảy, 27/07/2024 09:18 (GMT+7)

Bụi mịn Thủ đô và tầm nhìn năm 2050 cho nhiều đô thị

MTĐT -  Thứ sáu, 19/04/2024 08:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vào những ngày cuối năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều trạm quan trắc, ứng dụng đo lường chất lượng không khí Hà Nội liên tục cho kết quả ở mức xấu.

Chất lượng không khí tại Hà Nội cuối năm 2023, đầu năm 2024 thường xuyên ở mức xấu.
Chất lượng không khí tại Hà Nội cuối năm 2023, đầu năm 2024 thường xuyên ở mức xấu.

Nhiều điểm có chỉ số ô nhiễm không khí nằm trong mức cảnh báo ô nhiễm mầu đỏ như: Khu vực Thành Công, Đội Cấn (quận Ba Đình), phố Nguyễn Chế Nghĩa (quận Hoàn Kiếm), Quan Hoa (Cầu Giấy), quận Tây Hồ. Dữ liệu chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội được thu thập từ 18 trạm kiểm soát không khí với chất gây ô nhiễm chính là bụi mịn PM2.5, nồng độ là 108,2µg/m3, cao gấp 21 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hằng năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Và khi chỉ số ô nhiễm không khí ở mức cao, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cảnh báo, những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng.

Bụi mịn Thủ đô và tầm nhìn năm 2050 cho nhiều đô thị ảnh 1
Ảnh minh họa.

Theo lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, hiện dân số Thủ đô đã lên tới gần 9 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm hơn 40%. Một trong những nhóm nguyên nhân chủ quan gây ô nhiễm không khí, được xác định là từ khí thải của các phương tiện cơ giới tham gia giao thông. Với mật độ phương tiện giao thông dày đặc như hiện nay, nhất là tình trạng phương tiện chất lượng kém vẫn đang lưu hành, dẫn đến lượng khí thải gây ô nhiễm không khí có xu hướng gia tăng.

Bên cạnh đó, quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông cũng gây ô nhiễm không khí đáng kể do hoạt động của máy móc thi công, phương tiện vận chuyển phát sinh chất khí độc hại và tiếng ồn. Việc chiếm dụng lòng đường, vỉa hè để xây dựng các công trình cũng kéo theo nguy cơ ùn tắc giao thông dẫn đến làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm không khí do khói bụi, hơi xăng dầu tại các vị trí ùn tắc.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân khách quan như: Bụi mịn, chất ô nhiễm từ bên ngoài di chuyển vào thành phố Hà Nội. Một số huyện ngoại thành như Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Oai đốt rơm rạ khiến lượng khí phát thải ra môi trường cũng tăng cao.

Để tăng cường cải thiện chất lượng không khí, thời gian qua, Hà Nội ban hành nhiều chương trình, chính sách nhằm đưa thành phố phát triển theo hướng kinh tế xanh, tận dụng các cơ hội phát triển theo hướng các-bon thấp và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, phòng tránh, giảm thiểu những hiểm họa của biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai, góp phần vào nỗ lực chung của Việt Nam thực hiện cam kết mạnh mẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát thải bằng 0-Net Zero vào năm 2050.

Ngày 2/3/2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1142/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch quản lý chất lượng không khí TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. Kế hoạch xây dựng dựa trên những quy định tại Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020, cùng các nghiên cứu khoa học, yêu cầu phát triển và kinh nghiệm thực tiễn.

Bụi mịn Thủ đô và tầm nhìn năm 2050 cho nhiều đô thị ảnh 2
Một trong những nhóm nguyên nhân chủ quan gây ô nhiễm không khí, được xác định là từ khí thải của các phương tiện cơ giới tham gia giao thông.

Theo đó, Kế hoạch quản lý chất lượng không khí TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, đã đưa ra 5 mục tiêu cần đạt được. Đáng chú ý, kế hoạch này đặt ra chỉ tiêu phấn đấu 75-80% số ngày trong năm có chỉ số chất lượng không khí ở mức tốt và trung bình; đồng thời duy trì và tiếp tục cải thiện các thông số SO2, NO2, CO, O3 trong môi trường không khí thành phố nằm trong giới hạn cho phép của QCVN05:2023/BTNMT…

Cùng với việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện các Kế hoạch về quản lý, xử lý ô nhiễm không khí nói riêng, ô nhiễm môi trường nói chung, để cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn Thủ đô trong những giai đoạn, lộ trình tiếp theo, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, Tiến sĩ Dương Hoàng Tùng cho rằng, các cơ quan và ngành chức năng cần tăng cường các giải pháp cụ thể, quyết liệt hơn nữa để các văn bản luật về bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống, từ đó làm cơ sở để những người được giao nhiệm vụ được hướng dẫn thực thi.

Mặt khác, cần thúc đẩy các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm quản lý môi trường đối với các cơ sở sản xuất, dịch vụ nhằm kiểm soát chặt chẽ tình hình ô nhiễm không khí; tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng mô hình sản xuất sạch. Các sở, ngành, nhất là tại các địa phương, cần tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí do các hoạt động công nghiệp; giám sát và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.

Cùng với đó, thành phố đẩy nhanh việc xây dựng các nhà máy đốt rác, xử lý rác tiên tiến và thúc đẩy trồng cây phủ xanh đô thị; kiểm soát ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông vận tải, dừng vận hành đối với các xe không đạt tiêu chuẩn về khí thải. Đồng thời, Hà Nội cần phát triển nhanh hơn nữa mạng lưới giao thông công cộng để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân trong nội thành; đẩy nhanh tiến độ di chuyển trường đại học, trụ sở cơ quan ra khỏi nội đô để dành đất phát triển không gian xanh.

Bạn đang đọc bài viết Bụi mịn Thủ đô và tầm nhìn năm 2050 cho nhiều đô thị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo Nhân dân

Cùng chuyên mục

Miền Bắc sắp đón mưa lớn
Dự báo hôm nay - 27/7, khu vực Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.
Lũ quét tại Mường Pồn (Điện Biên), 7 người chết và mất tích
Đêm 24 đến sáng 25-7, ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên... vẫn có mưa rất lớn. Đến nửa đêm về sáng 25-7, một trận lũ quét đã xảy ra ở huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), "thổi bay" hàng chục ngôi nhà và làm 7 nạn nhân thiệt mạng hoặc còn đang mất tích.

Tin mới

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero
Trong số các chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia do Bộ KH&CN quản lý, chương trình KH&CN Net Zero được đặt kỳ vọng sẽ đem lại nhiều giải pháp hữu hiệu và có giá trị thực tiễn cao cho một quốc gia đang trên lộ trình giảm phát thải như Việt Nam.
Bài thơ: Lặng thinh... thương
Có một người bước ngang qua đời tôi///Và gửi lại những lời thương tha thiết///Cùng tôi dệt một giấc mơ đẹp tuyệt///Khiến tim tôi khắc đậm một bóng hình

Thương hiệu đồng hành