Thứ ba, 14/05/2024 21:00 (GMT+7)

Chi hội Nhựa tái sinh Việt Nam tổ chức Ngày hội kết nối giao thương và tổng kết hoạt động năm 2022

Ngọc Hoàng - Nguyễn Hạnh -  Thứ bảy, 10/12/2022 20:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 10/12, tại Hà Nội, Chi hội Nhựa tái sinh Việt Nam (thuộc Hiệp hội nhựa Việt Nam - VPA) và CLB Doanh nhân trẻ khởi nghiệp ngành nhựa đã tổ chức Ngày hội kết nối giao thương và tổng kết hoạt động năm 2022.

Tới dự sự kiện có đại diện gần 100 doanh nghiệp thuộc Chi hội và CLB, đến từ 3 miền đất nước.

Chi hội Nhựa tái sinh Việt Nam và CLB Doanh nhân trẻ khởi nghiệp ngành nhựa được thành lập với mục đích tạo sân chơi cho các doanh nghiệp ngành nhựa, đặc biệt doanh nghiệp nhựa tái chế, trong đó có không ít doanh nghiệp mới chập chững khởi nghiệp.

Sản xuất nhựa tái chế là một ngành có nhiều khó khăn, thách thức. Các doanh nghiệp tái chế nhựa với nhu cầu biến rác thải thành sản phẩm tiêu dùng, nhưng đồng thời bài toán xử lý rác thải từ ngành nhựa cũng đang là vấn nạn khiến chính quyền các cấp loay hoay không có hướng xử lý dứt điểm.

Theo thống kê, Việt Nam được xem là quốc gia xả rác thải nhựa nhiều thứ 4 trên thế giới, nhưng lại nhập khẩu phế liệu nhựa đứng thứ 2 thế giới sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu phế liệu.

tm-img-alt

Doanh nhân trẻ tặng hoa Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh

Không chỉ nhựa, tính trung bình mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 10 triệu tấn phế liệu các loại. Điều này đẩy các doanh nghiệp đứng trước nghịch lý thiếu nguyên liệu, phải nhập về sản xuất nhưng lại bỏ đi, lãng phí nguồn nguyên liệu có thể tái chế từ rác thải, chưa kể còn phải mất thêm nhiều tiền để xử lý.

Vì vậy, Luật Bảo vệ môi trường mới đây đã đưa ra quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), nó nghĩa là sau khi người tiêu dùng vứt bỏ, sản phẩm phải được tái chế theo một tỷ lệ nhất định bởi nhà sản xuất, nhập khẩu.

Việc tái chế không chỉ đem lại lợi ích bảo vệ môi trường, mà còn có lợi cho chính doanh nghiệp. Trong bối cảnh giá nguyên vật liệu, hàng hóa trên thế giới tăng cao, tăng cường thu gom tái chế sẽ giúp doanh nghiệp giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp tái chế.

Tuy nhiên, bài toán đặt ra là chính các đơn vị tái chế rác thải cũng loay hoay với vấn đề xả thải. Công ty xử lý rác thải nhỏ lẻ không được cấp phép thu mua và xử lý rác, các chính sách địa phương đang tắc ở nhiều điểm, khiến rác thải sau khi tái chế không được thu gom, xử lý ngay dẫn đến ô nhiễm môi trường.

Trong buổi kết nối giao thương, ngoài việc tìm kiếm cung cầu để đáp ứng nhu cầu mua bán, sản xuất, vận chuyển các chế phẩm sau tái chế từ các doanh nghiệp 3 miền, tại đây, các doanh nhân trẻ có dịp chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong việc huy động vốn, điều hành sản xuất, thực thi chính sách và thực hiện luật môi trường.

tm-img-alt
Ông Hoàng Đức Vượng – Chủ tịch HĐQT Chi hội Nhựa tái sinh Việt Nam chia sẻ trong sự kiện

Theo ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch HĐQT Chi hội Nhựa tái sinh Việt Nam, hiện quy trình tái chế ở Việt Nam mới ở mức sơ khởi, quy mô nhỏ lẻ, hoạt động chưa hiệu quả. Những chính sách về xử lý rác thải sau tái chế vẫn còn nhiều vướng mắc, nhiều doanh nghiệp, địa phương vẫn loay hoay chưa có cách giải quyết dứt điểm, trong khi đó, mỗi ngày lượng rác thải lại ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường, vi phạm Luật bảo vệ môi trường.

Cũng theo ông Vượng, ngành tái chế, thu gom trong nước thiếu khả năng an toàn tài chính, nên rất cần sự hỗ trợ tài chính từ các nguồn ngân sách, và dòng tiền từ các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu. Bên cạnh đó, cần thay đổi ý thức người dân ngay từ việc phân loại rác thải nguồn.

Các doanh nghiệp có thể tự thu gom tái chế, thuê, hoặc ủy quyền cho đơn vị trung gian tái chế. Trường hợp nhà sản xuất không tự tổ chức tái chế, sẽ phải đóng góp một phần kinh phí vào Quỹ bảo vệ môi trường.

tm-img-alt
MC Doanh nhân trẻ Bùi Thúy Hiền
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
Tại buổi kết nối các doanh nhân trẻ có dịp chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong việc huy động vốn, điều hành sản xuất, thực thi chính sách và thực hiện luật môi trường

Trong buổi kết nối, các doanh nhân trẻ đều tỏ rõ nhiệt huyết với ngành tái chế, mong muốn được đóng góp công sức thu hẹp vòng đời của rác thải, giảm nhập khẩu rác trong nước.

Ý kiến chung của các doanh nghiệp là được tạo sân chơi, nới lỏng chính sách trong việc thu gom, xử lý rác thải từ hoạt động tái chế, để các đơn vị xử lý rác thải tư nhân phát huy được tiềm năng, xử lý rác thải, giảm tải ô nhiễm môi trường.

tm-img-alt
Đại diện các doanh nghiệp ngành nhựa tái chế chụp ảnh lưu niệm tại hội trường sự kiện

Sự kiện diễn ra thành công với các hoạt động văn nghệ, giao lưu, kết nối thương mại. Đại diện Chi hội Nhựa tái sinh Việt Nam, ông Hoàng Đức Vượng cam kết, sẵn sàng tư vấn mọi vướng mắc về chính sách, tháo gỡ khó khăn, kết nối giao thương để giúp các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp thành công.

Hy vọng, với tư duy quản lý đổi mới, trong tương lai gần, chúng ta sẽ có những giải pháp cốt lõi để hỗ trợ cho ngành Nhựa tái sinh nói riêng và ngành nhựa nói chung phát triển mạnh mẽ, góp phần bảo vệ môi trường ngày càng tích cực hơn.

Bạn đang đọc bài viết Chi hội Nhựa tái sinh Việt Nam tổ chức Ngày hội kết nối giao thương và tổng kết hoạt động năm 2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Cảm ơn người
Cảm ơn người vì đã đến bên ta////Đã sưởi ấm tim ta trong phút chốc ///Rồi rời đi bỏ lại ta đơn độc///Giữa biển đời lạc lõng đầy dối gian
Bắc Giang: Chặn thực phẩm “bẩn” từ gốc
Thực phẩm là mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao song trên thị trường xuất hiện không ít sản phẩm mập mờ về nguồn gốc xuất xứ. Dù nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm đã bị lực lượng chức năng xử lý song tình trạng này vẫn diễn ra ở nhiều nơi.

Tin mới

Bài thơ: Cảm ơn người
Cảm ơn người vì đã đến bên ta////Đã sưởi ấm tim ta trong phút chốc ///Rồi rời đi bỏ lại ta đơn độc///Giữa biển đời lạc lõng đầy dối gian
Bắc Giang: Chặn thực phẩm “bẩn” từ gốc
Thực phẩm là mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao song trên thị trường xuất hiện không ít sản phẩm mập mờ về nguồn gốc xuất xứ. Dù nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm đã bị lực lượng chức năng xử lý song tình trạng này vẫn diễn ra ở nhiều nơi.
Tây Ninh: Xây dựng Vùng an toàn dịch bệnh
Việc đầu tư sản xuất hình thành vùng an toàn dịch bệnh nhằm cung cấp nguồn con giống có chất lượng tốt, sạch bệnh, từng bước hình thành chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ giúp ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững.