Thứ tư, 15/05/2024 05:57 (GMT+7)

Đắk Nông: Chỉ đạo xử lý vụ 59 học sinh bị ngộ độc thực phẩm ở huyện Đắk Mil

Trần Quỳnh -  Thứ sáu, 03/11/2023 21:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 3/11, UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Văn bản Số:6655/UBND-KGVX chỉ đạo về việc, tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục gửi Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế; UBND các huyện, thành phố.

Sau khi xem xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 150/TTr-SGDĐT ngày 01/11/2023 về việc trình ban hành văn bản tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục; Báo cáo số 388/BC-ATTP ngày 01/11/2023 của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế tỉnh về việc báo cáo nhanh ban đầu vụ ngộ độc thực phẩm; UBND tỉnh chỉ đạo như sau:

Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan tiếp tục theo dõi, chỉ đạo xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đắk Mil theo quy định; báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện nhiệm vụ trước ngày 06/11/2023.

tm-img-alt
59 học sinh bị ngộ độc thực phẩm tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đắk Mil 

Nhằm bảo đảm sức khỏe cho người học khi tổ chức bữa ăn học đường, UBND tỉnh yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, địa phương, các cơ sở giáo dục trên đến bàn tỉnh tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, cụ thể:

Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 155/2018/ND-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế (Lĩnh vực an toàn thực phẩm) Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 08/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục; Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT- BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về công tác y tế trường học; Chỉ thị số 4316/CT- BGDĐT ngày 12/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục và các văn bản, tài liệu hướng dẫn hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế về bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục (nhất là vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục), giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh về việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng chống các dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm và ngộ độc thực phẩm.

Kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các khâu chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong các cơ sở giáo dục; tuân thủ quy trình giao nhận, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm theo đúng quy định; Sử dụng thực phẩm đã được nấu chín và nước đã được đun sôi. Nghiêm cấm không để các cơ sở sản xuất, cung cấp thực phẩm không đảm bảo đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm, không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cung cấp thực phẩm hoặc suất ăn cho các trường học.

Tăng cường công tác y tế, vệ sinh môi trường trường học để phòng, chống và ngăn chặn các bệnh lây truyền do nguồn nước không bảo đảm; huy động đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh tham gia vệ sinh khuôn viên sân trường, khơi thông cống rãnh, thu gom rác thải xung quanh sân trường, vệ sinh khử khuẩn lớp học. Lập kế hoạch duy trì các hoạt động bảo hành, bảo dưỡng các công trình nước sạch, vệ sinh trong các cơ sở giáo dục.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường gia đình và chính quyền địa phương trong việc giáo dục, hướng dẫn trẻ em, học sinh thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp với tăng cường hoạt động thể lục phù hợp với độ tuổi, thể trạng của trẻ em, học sinh, và điều kiện của gia đình trẻ em, học sinh để nâng cao sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành Giáo dục - Y tế, huy động sự tham gia của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường trong việc giám sát công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, an toàn thực phẩm, vệ sinh trường học tại các cơ sở giáo dục; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, điều kiện vệ sinh trung trường học nhằm bảo đảm sức khỏe cho trẻ em, học sinh.

Bạn đang đọc bài viết Đắk Nông: Chỉ đạo xử lý vụ 59 học sinh bị ngộ độc thực phẩm ở huyện Đắk Mil. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bắc Giang: Chặn thực phẩm “bẩn” từ gốc
Thực phẩm là mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao song trên thị trường xuất hiện không ít sản phẩm mập mờ về nguồn gốc xuất xứ. Dù nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm đã bị lực lượng chức năng xử lý song tình trạng này vẫn diễn ra ở nhiều nơi.
Tây Ninh: Xây dựng Vùng an toàn dịch bệnh
Việc đầu tư sản xuất hình thành vùng an toàn dịch bệnh nhằm cung cấp nguồn con giống có chất lượng tốt, sạch bệnh, từng bước hình thành chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ giúp ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững.
Mỗi năm có khoảng 236.000 người tử vong do đuối nước
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em từ 5 - 14 tuổi. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện có gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm.

Tin mới

Thi hành kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng
Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với bà Phạm Thị Hải Chuyền, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH
Bài thơ: Cảm ơn người
Cảm ơn người vì đã đến bên ta////Đã sưởi ấm tim ta trong phút chốc ///Rồi rời đi bỏ lại ta đơn độc///Giữa biển đời lạc lõng đầy dối gian
Bắc Giang: Chặn thực phẩm “bẩn” từ gốc
Thực phẩm là mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao song trên thị trường xuất hiện không ít sản phẩm mập mờ về nguồn gốc xuất xứ. Dù nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm đã bị lực lượng chức năng xử lý song tình trạng này vẫn diễn ra ở nhiều nơi.