Thứ ba, 14/05/2024 20:50 (GMT+7)

Đê tả sông Thương đoạn qua địa bàn xã Hương Gián (Yên Dũng) tiếp tục bị “uy hiếp”

KM -  Thứ hai, 09/01/2023 14:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau chỉ đạo nóng của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, đê tả sông Thương đoạn qua địa bàn xã Hương Gián, huyện Yên Dũng tiếp tục bị “uy hiếp” bởi đoàn xe tải chở các loại vật liệu và các bến cảng hoạt động trái phép…

Trên chỉ đạo “nóng”…

Trước đó, ngày 15/12/2022, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Văn bản số: 6275/UBND-KTN chỉ đạo các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố có đê khẩn trương chỉ đạo kiểm tra ngăn chặn và xử lý vi phạm đê điều, xe quá tải đi trên đê gây mất an toàn đê điều, giao thông và ô nhiễm môi trường.

tm-img-alt
Các xe tải cỡ lớn tiếp tục “uy hiếp” tuyến đê tả sông Thương trên địa bàn xã Hương Gián, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

Sau chỉ đạo trên, tại các bến cảng, bến bãi tập kết vật liệu hoạt động cầm chừng, im ắng khác hẳn với những ngày trước đó. Dưới lòng sông Thương không còn cảnh hàng loạt các tàu thuyền lớn, nhỏ neo đậu kín mặt sông chờ đến lượt vào cảng vận chuyển vật liệu là đất, đá, than, cát… cùng với đó là đoàn xe tải trọng lớn hoạt động trên tuyến đê này cũng không còn ồ ạt, rầm rộ như trước thời điểm chỉ đạo nêu trên của UBND tỉnh Bắc Giang.

tm-img-alt
Phớt lờ chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, “binh đoàn” xe tải ngang nhiên lộng hành trên tuyến đê tả sông Thương và các tuyến đường trên địa bàn huyện Yên Dũng

Ông Trần Hữu Chính, người dân xã Hương Gián vui vẻ cho biết: Người dân chúng tôi rất cảm ơn Ban biên tập toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam đã vào cuộc nói lên tiếng nói người dân và ‘kêu cứu’ cho tuyến đê tả sông Thương này. Đặc biệt, chúng tôi rất cảm ơn và ghi nhận vai trò, trách nhiệm và sự vào cuộc chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang, qua đó đã giúp cho cuộc sống của người dân địa phương ổn định hơn, vấn đề an toàn giao thông và môi trường cũng dần trở lại trạng thái bình thường như vốn có.

Dưới có dấu hiệu làm “nguội” nội dung chỉ đạo? 

Những tưởng việc dần kiểm soát được hoạt động vận tải, bến bãi, bến cảng như trên để phần nào giúp cho tuyến đê tả sông Thương được an toàn, tạo được niềm tin trong nhân dân. 

tm-img-alt
Các bến bãi, bến cảng ngang nhiên hoạt động trái phép trước sự “ngó lơ” của chính quyền địa phương

Thế nhưng, những gì đang diễn ra tại khu vực này đã khiến người dân địa phương và dư luận xã hội phải thất vọng. Bỡi lẽ, theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam trong những ngày qua trên tuyến đê tả sông Thương này tiếp tục tái diễn tình trạng đoàn xe tải trọng lớn hoạt động rầm rộ, thậm chí mức độ vi phạm còn lớn hon, lộng hành hơn thời gian trước khi có chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang. Và các bên bãi hoạt động không phép cũng không được lực lượng chức năng kiểm soát, ngăn chặn và xử lý, chính vì thế tuyến đê này tiếp tục bị đặt vào trạng thái mất an toàn, môi trường bị ô nhiễm nặng nề bởi bụi bẩn.

tm-img-alt
Chiếc xe tải chở cát không hề được che chắn khiến cát rơi vãi khắp mặt đường, gây ô nhiễm và mất an toàn giao thông

Trong khi đó, tình hình mất an toàn giao thông tại nút giao với đường tỉnh 293 cũng nguy hiểm không kém, điển hình là vào ngày 31/12/2022, một vụ tai nạn giao thông nguy hiểm đã xảy ra khi một xe máy đã đâm trực diện vào đầu chiếc xe tải, khi phương tiện này đang rẽ sang đường tại nút giao trên để vận chuyển vật liệu đi tiêu thụ. 

tm-img-alt
Chủ một bến bãi ngang nhiên dùng chất thải rắn trong xây dựng để san lấp, xâm phạm nghiêm trọng lòng sông Thương để xây mố cầu cảng trái phép

Để tìm hiểu thông tin về vụ tai nạn giao thông trên, PV đã điện thoại, nhắn tin vào số máy được cho là của Đội trưởng Đội CSGT Công an huyện Yên Dũng, tuy nhiên không nhận được phản hồi từ vị này.

Trong một diễn biễn khác, theo ghi nhận của PV, tại khu vực bến bãi không phép đang diễn ra tình trạng chủ bến bãi sử dụng chất thải rắn là gạch, vữa thải trong xây dựng để san lấp, lấn chiếm lòng sông Thương để xây dựng trái phép mố cầu cảng. Việc này rất cần lực lượng chức năng địa phương khẩn trương vào cuộc kiểm tra để có biện pháp ngăn chặn, xử lý. 

Để tái diễn tình trạng trên thì trách nhiệm thuộc về các Sở, ngành liên quan của tỉnh Bắc Giang, và với riêng Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng ngoài việc phải chịu trách nhiệm với vai trò người đứng đầu chính quyền địa phương này, thì còn phải chịu trách nhiệm gì khi thực thi công vụ đối với nội dung chỉ đạo nêu trên của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang? Câu hỏi này chúng tôi xin kính gửi đến lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Giang để có câu trả lời.

tm-img-alt
Vụ tai nạn giao thông nguy hiểm giữa một xe máy và ô tô tải tại “điểm nóng” giao thông mà Môi trường và Đô thị Việt Nam đã phản ánh trước đó

Trước đó, trong các ngày 27/11 và 3/12/2022, Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đăng tải 02 bài viết  “Bắc Giang: Ô nhiễm, nguy hiểm rình rập tại vị trí giao cắt trên đường tỉnh 293”  và bài “Bắc Giang: Nhiều vi phạm về giao thông - môi trường tại huyện Yên Dũng, trách nhiệm thuộc về ai ?. Đến ngày 12/12/2022, Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tiếp bài Bắc Giang: Đê tả sông Thương ‘kêu cứu’”. Nội dung các bài viết phản ánh tại điểm giao cắt giữa đường tỉnh 293 (ĐT293) với đường nhánh dẫn vào khu vực hoạt động sản xuất của một Nhà máy sản xuất bê tông và cấu kiện bê tông đức sẵn, và các bến cảng, bãi tập kết VLXD nằm dưới khu vực chân đê tả sông Thương xuất hiện đoàn xe tải nối đuôi nhau “phóng” bạt mạng từ ĐT293 rồi rẽ vào khu vực trên (thuộc thôn Lạc Gián, xã Hương Gián, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) để chở đất đá, cát, than, bê tông đi tiêu thụ, gây mất ATGT, ô nhiễm môi trường.

Đặc biệt, mặt đê tả sông Thương đoạn qua địa bàn xã Hương Gián, huyện Yên Dũng đang bị cày nát, ô nhiễm nặng nề, nhiều đoạn bị nứt, vỡ, sạt lở bờ bãi sông. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của đoàn xe tải chở vật liệu và các bến bãi hoạt động không phép.

Liên quan đến loạt bài phản ánh trên, ngày 15/12/2022, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành văn bản chỉ đạo các Sở ngành, chính quyền các địa phương liên quan khẩn trương chỉ đạo kiểm tra ngăn chặn và xử lý vi phạm đê điều, xe quá tải đi trên đê gây mất an toàn đê điều, giao thông và ô nhiễm môi trường.

Nội dung văn bản thể hiện, ngày 12/12/2022, Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam có bài viết “ Bắc Giang: Đê tả sông Thương ‘kêu cứu’ phản ánh tại địa bàn xã Hương Gián, huyện Yên Dũng cho thấy các bến bãi và đoàn xe có dấu hiệu quá tải, cơi nới thành thùng, chở đất cát vẫn hoạt động rầm rộ gây mất an toàn đê điều, an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường. Sau khi xem xét, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ô Pích có ý kiến như sau:

Đối với Giám đốc các sở (như nêu trên), Công an tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có đê khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, rà soát các nhiệm vụ, triển khai thực hiện quyết liệt các nội dung đã được Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tại Công văn số 528/UBND-KTN ngày 11/02/2022; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; đồng thời siết chặt kỷ cương, kỷ luật, tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được giao thực thi công vụ, đặc biệt là người đứng đầu.

Giao UBND huyện Yên Dũng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, làm rõ các nội dung phản ánh của Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam nêu trên. Kết quả thông tin đến Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam. Báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật, xong trước ngày 31/12/2022./.

Bạn đang đọc bài viết Đê tả sông Thương đoạn qua địa bàn xã Hương Gián (Yên Dũng) tiếp tục bị “uy hiếp”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Cảm ơn người
Cảm ơn người vì đã đến bên ta////Đã sưởi ấm tim ta trong phút chốc ///Rồi rời đi bỏ lại ta đơn độc///Giữa biển đời lạc lõng đầy dối gian
Bắc Giang: Chặn thực phẩm “bẩn” từ gốc
Thực phẩm là mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao song trên thị trường xuất hiện không ít sản phẩm mập mờ về nguồn gốc xuất xứ. Dù nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm đã bị lực lượng chức năng xử lý song tình trạng này vẫn diễn ra ở nhiều nơi.
Tây Ninh: Xây dựng Vùng an toàn dịch bệnh
Việc đầu tư sản xuất hình thành vùng an toàn dịch bệnh nhằm cung cấp nguồn con giống có chất lượng tốt, sạch bệnh, từng bước hình thành chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ giúp ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững.