Thứ bảy, 27/07/2024 08:13 (GMT+7)

Định hướng phát triển khu công nghiệp của tỉnh Lâm Đồng

An Na -  Thứ hai, 05/02/2024 11:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo hồ sơ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Lâm Đồng triển khai đầu tư hình thành 3 khu công nghiệp mới.

Tỉnh Tây Nguyên là "thiên đường xanh", định hướng lên thành phố trực thuộc TW sắp có 3 khu công nghiệp 1.200 ha - Ảnh 1.
Ảnh minh hoạ

Hiện nay, Lâm Đồng có 3 khu công nghiệp đã được hình thành và nằm trong hệ thống khu công nghiệp quốc gia, bao gồm: Khu công nghiệp Lộc Sơn (TP Bảo Lộc, diện tích 183 ha, triển khai từ năm 2004), Khu công nghiệp Phú Hội (huyện Đức Trọng, diện tích 109 ha, triển khai từ năm 2004) và Khu công nghiệp Phú Bình (cũng huyện Đức Trọng, diện tích gần 246 ha, xây dựng đề án từ năm 2017).

Lâm Đồng hiện nay được định hướng lên thành phố trực thuộc Trung ương, trở thành "thiên đường xanh". Cụ thể, theo quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030, Lâm Đồng trở thành "Thiên đường xanh" với sức hút của các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái - chăm sóc sức khỏe - thể thao cao cấp hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á.

Phấn đấu đến năm 2045, Lâm Đồng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm 3 quận, 3 thị xã, 3 huyện. Ngoài ra, khu vực ngoại thành là một số thị trấn huyện lỵ và thị trấn thuộc huyện giữ vai trò là trung tâm huyện hoặc trung tâm các xã hoặc các cụm xã.

Tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Lâm Đồng đạt các tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống với các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển, như: Tăng cường liên kết vùng, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng diện rộng; Sắp xếp, tái cấu trúc không gian lãnh thổ của tỉnh Lâm Đồng, hướng tới trở thành thành phố trực thuộc trung ương; Xây dựng tỉnh Lâm Đồng trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò của tỉnh Lâm Đồng đối với vùng Tây Nguyên và cả nước.

Theo hồ sơ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Lâm Đồng triển khai đầu tư hình thành 3 khu công nghiệp mới gồm: Khu công nghiệp tại huyện Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh, diện tích 500 ha), Khu công nghiệp Tân Rai (huyện Bảo Lâm, diện tích 500 ha) và Khu công nghiệp Lộc Châu - Đại Lào (TP Bảo Lộc, diện tích 188 ha). 3 KCN này có diện tích gần 1.200 ha.

Về cụm công nghiệp, mới đây, huyện Bảo Lâm cũng quy hoạch điều chỉnh Cụm công nghiệp Lộc Thắng 32,29 ha, và Cụm công nghiệp Lộc An có diện tích 27,46 ha.

Đến năm 2030, toàn tỉnh Lâm Đồng có 03 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 538 ha, trong đó đầu tư hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp Lộc Sơn, khu công nghiệp Phú Hội và hoàn thành thủ tục pháp lý, thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển sản xuất khu công nghiệp Phú Bình.

Bạn đang đọc bài viết Định hướng phát triển khu công nghiệp của tỉnh Lâm Đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp kêu trời vì không có sổ đỏ trong khu công nghiệp
Đổ vốn đầu tư vào khu công nghiệp, hoạt động lâu nay nhưng doanh nghiệp vẫn chờ… sổ đỏ. Đó là một trong những vấn đề được quan tâm tại hội nghị đối thoại doanh nghiệp 2024 do Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng vừa tổ chức.
Thanh Hóa: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp Khu kinh tế Nghi Sơn
Thời gian qua, Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tại Thanh Hóa đã chủ động cơ cấu, tối ưu hóa quy trình sản xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động. Qua triển khai thực hiện, ngành công nghiệp xứ Thanh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Tin mới

Thương hiệu đồng hành