Thứ sáu, 26/04/2024 20:54 (GMT+7)

46 năm trở mình của một vùng đất khó

Nguyễn Dũng - An Danh -  Chủ nhật, 02/05/2021 20:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Là một trong 5 huyện ngoại thành, Bình Chánh nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam TPHCM. Sau 46 năm ngày thống nhất đất nước, Bình Chánh đang "thay da, đổi thịt" đẩy nhanh đô thị hóa, chuyển đổi cuộc sống

Từ  làng lên phố

Đối  với người dân địa phương, “đô thị mơ ước” của huyện bắt đầu từ những câu chuyện vài chục năm trước. Đó là cái thời Bình chánh còn đất rộng, người thưa,  đường làng cây cỏ um tùm , là vùng đất lạc hậu về mọi mặt. Sau ngày thống nhất đất nước, Bình Chánh gần như là “vùng sâu vùng xa” với đời sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp. Cư dân sống bằng đủ thứ nghề, thậm chí “tiếng xấu” còn truyền miệng lại qua các địa danh khét tiếng về cờ bạc, mại dâm, cướp giật…: Ngã tư Bốn Xã, ao sen Tân Quý, nghĩa trang Bình Hưng Hòa…

Bình Chánh ngày xưa...

Tuy nhiên, Bình Chánh ngày xưa cũng là vùng “đất thiêng” với những đóng góp chiến công vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ. Sau năm 1975, Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Chánh vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu “Huyện Anh Hùng”.

 Tháng 11/2003, thực hiện Nghị định 130/2003/NĐ của Thủ tướng Chính phủ về việc chia tách địa giới hành chánh, huyện Bình Chánh chia tách thêm quận Bình Tân hiện nay, trên cơ sở chia tách bốn  xã –thị trấn: Tân Tạo, Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa và thị trấn An Lạc để thành lập 10 phường trực thuộc Quận Bình Tân. Sau đó, Bình Chánh đã thành lập thị trấn Tân Túc, đưa huyện lên thành 16 xã và một thị trấn. Địa bàn huyện hiện nay  rộng hơn 252 km2, dân số hơn 711.000 người, đạt 6/6 tiêu chí về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đạt 18/21 tiêu chí về cơ sở hạ tầng

Nhà còn xây cất lộn xộn, trái phép

Để phát triển kinh tế tại địa phương, thời gian qua, Bình Chánh đã quy hoạch lại đồng bộ, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, nhiều tuyến đường chính được nâng cấp, mở rộng. Do nằm ở vị trí chiến lược tại cửa ngõ phía Tây và Nam thành phố, huyện Bình Chánh là mạch nối quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nối với TP.HCM với hạ tầng được đầu tư bài bản. Cụ thể, mạng lưới liên kết vùng hoàn thiện với các tuyến huyết mạch như: Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ 10, Quốc lộ 50, Cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận…Ngoài ra,theo quy hoạch còn có dự án tuyến Metro 3A (Bến Thành - Tân Kiên), tuyến buýt nhanh BRT số 1 kết nối trung tâm Quận 1 tới phía Đông và Tây thành phố, tạo thuận lợi cho việc di chuyển đến các tỉnh ĐBSCL. 

Con đường đi đến phồn vinh

 46 năm tuy dài nhưng thời gian trôi nhanh như một cái chớp mắt. Bây giờ, sau nhiều công trình cải tạo, chỉnh trang, Bình Chánh trở mình vươn lên hòa nhập sự phát triển chung của TP.HCM và xã hội nói chung. Minh chứng rõ ràng nhất là tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, nhiều khu đô thị, hạ tầng, tuyến cao tốc đã và đang được xây dựng. Bên cạnh đó, trình độ dân trí, lối sống đô thị được hình thành rõ nét trong người dân địa phương, không khác biệt nhiều so với dân cư các quận nội thành.

Khu vui chơi trẻ em ven bờ kinh đen ở xã Bình Hưng- Bình Chánh

Bởi “ đất lành, chim đậu” nên cái khó hiện tại của Bình Chánh theo lãnh đạo các UBND xã vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B và Bình Hưng là tình hình dân cư phát triển tự phát dẫn đến nạn xây cất nhà ở không phép hoạc trái phép, phá vở qui hoạch, kỷ cương xây dựng. Giải quyết khó khăn này, các xã có  “điểm nóng” xây dựng không phép đề nghị huyện và thành phố  ưu tiên ngân sách để tổ chức lập, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, nhất là các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới..Ngoài ra, cần phải thường xuyên xiết chặt kỷ cương xây dựng, thanh tra địa bàn.

Tiếp xúc với chúng tôi, những người dân nơi đây tự hào: “ Hình ảnh vùng nông thôn nghèo đã thay đổi dần theo năm tháng,  cuộc sống người dân phát triển theo xã hội phồn vinh,  huyện  Bình Chánh đã làm được  những thành tựu tạo dấu ấn tốt đẹp trong lòng dân”.

Theo ông Nguyễn Văn Tài – Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh: “ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bình Chánh nhiệm kỳ 2020-2025đưa ra nhiều giải phápmục tiêu, đề án nhằm phát triển kinh tế xã hội , Đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển kết cấu hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp, khu thương mại-du lịch. Mặt khác, cần tạo các cơ chế, chính sách khuyến khích để huy động mạnh mẽ các nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp các địa phương khác và vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa  và các ngành nghề phi nông nghiệp…Làm sao để Bình Chánh thay đổi diện mạo,  cuộc sống người dân từng ngày vươn lên hòa nhập phát triển chung đất nước.”

Một góc Bình Chánh ngày nay

Sự hình thành và phát triển của huyện Bình Chánh từ khi thành lập cho đến nay, nhân dân Bình Chánh không ngừng chiến đấu, lao động và sáng tạo để góp phần xây dựng Huyện nhà ngày một phát triển và đi lên, xứng đáng với danh hiệu cao quý do Đảng – Nhà nước trao tặng “ Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân”.

Bạn đang đọc bài viết 46 năm trở mình của một vùng đất khó. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới