Thứ sáu, 26/04/2024 22:14 (GMT+7)

Làng Châu, đôi dòng lịch sử

MTĐT -  Thứ tư, 14/02/2018 10:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Làng Châu là một chặng đường lịch sử đã qua, để lại cho các thế hệ tiếp theo những truyền thống tốt đẹp của một vùng đất.

Làng Châu, xã Ngô Xá cũ nay thuộc xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang là một làng cổ. Về phong thủy là vùng đất tốt: Núi Châu hình con hổ, làng ở dọc phía tây núi Châu. Theo truyền thuyết thì có thời kỳ dân cư rất đông: Ở từ ngõ Châu đến khu giếng Nứng (dưới chân nghè Châu hiện nay) có tới 80 cụ bạc đầu và 100 trai khỏe mạnh.

Làng đã dựng nghè thờ thần Cao Sơn Quý Minh từ lâu đời, theo tư liệu truyền lại: Từ thời vua Lê Huy Tông niên hiệu Chính Hòa nguyên niên (1680) cùng thời với đình Ngô Xá, hàng năm đình mở hội đều đưa kiệu lên Nghè Châu rước thần về Đình, sau lại rước hồi cung.

Làng có 5 dòng họ đã ở từ lâu đời: Họ Đồng, họ Nguyễn, họ Trần, họ Trịnh và  họ Giáp.
Thời kỳ chống thổ phỉ Tầu (1862 – 1882) có cụ Chánh Văn (có ý kiến là họ Đồng, có ý kiến là họ Nguyễn) cùng cụ Quản Hương ( Đồng Văn Hương) đã tổ chức dân binh, lập làng chiến đấu, đánh nhiều trận với quân Tầu để bảo vệ xóm làng.

Trong cuộc khởi nghĩa đại trận (1870 – 1875) làng Châu có ông Đồng Văn Trung giữ chức Trung quân chánh đề đốc, quân khởi nghĩa có lúc lên tới 2000 người và địa bàn mở rộng tới 3 tỉnh. Ảnh:XT.

Năm 1866, nhân ngày hội làng mồng 10 tháng giêng ông Quận Tường ( Nguyễn Văn Tường) đã dựng cờ khởi nghĩa từ nghè Châu. Đó là một cuộc khởi nghĩa lớn, có lúc quân số lên đến 1000 người và kéo dài hơn 8 năm, địa bàn được mở rộng khắp các huyện thuộc tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên... với tâm nguyện của ông là “ cứu dân ra khỏi cái vùng khổ đau”. Năm 1874, triều đình nhà Nguyễn đã phải đưa một lực lượng quân rất lớn đánh áp đảo, nên cuộc khởi nghĩa đã thất bại. Dân làng Châu đã lập miếu thờ ông ở cạnh Nghè.

Trong cuộc khởi nghĩa đại trận (1870 – 1875) làng Châu có ông Đồng Văn Trung giữ chức Trung quân chánh đề đốc, quân khởi nghĩa có lúc lên tới 2000 người và địa bàn mở rộng tới 3 tỉnh. Đến mùa xuân năm 1875 do chủ quan nên đã bị quân triều đình dùng một lực lượng lớn tập kích và cuộc khởi nghĩa đã thất bại.

Trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913), làng Châu có hai tướng lĩnh là ông Đốc Thức ( Nguyễn Văn Thức) và ông Lĩnh Khân ( Trịnh Văn Khân).

Từ thời chống thổ phỉ Tầu đến hết cuộc khởi nghĩa Yên Thế ( 1866 – 1913), làng Châu là một làng chiến đấu rất kiên cường, đã bị triệt hạ tới 3 lần nhưng vẫn vững vàng hướng về chính nghĩa.

Có thể nói: một làng trong vòng 50 năm có tới 4 nhân vật lịch sử xuất hiện, vì nước, vì dân mà chiến đấu và hy sinh, đó là rất quý hiếm. Vì vậy phương ngôn xứ Bắc đã ghi nhận là một trong ba làng tiêu biểu “Làng Chè Vân Cầu, làng Châu Ngô Xá, làng Giã Mục Sơn” và làng Châu từ trước đến nay vẫn coi việc thờ tự các ngài tại Nghè Châu là tấm lòng và trách nhiệm của mình.

Ngoài các nhân vật lịch sử như trên, các dòng họ của làng Châu còn có nhiều người giữ các chức vụ trong làng, xã như: Họ Đồng có 4 cụ làm lý trưởng là cụ Phúc Vinh, cụ Phúc Di, cụ Phúc Thịnh (Đồng Văn Hanh) và cụ Đồng Văn Chinh. Họ Nguyễn có cụ Lý Nghi (Nguyễn Văn Nghi), cụ Tổng Thoa, (Nguyễn Văn Cống). Họ Trịnh có cụ Tổng Huệ (Trịnh Văn Huệ). Họ Trần có cụ Trần thị Hoan, là vợ cả cụ Cả Trọng (Hoàng Đức Trọng) một tướng giỏi trong Bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Cụ Lý Thược (Trần Văn Thược).
Trước cách mạng tháng 8/1945, cơ sở cách mạng ở làng Châu có 5 người, sau đều cán bộ lãnh đạo của xã, đó là: Ông Trần Văn Cán: Là một trong 4 đảng viên đầu tiên của xã khi chi bộ của xã được thành lập, là ủy viên của xã khóa 1 (1947), là bí thư chi bộ xã khóa 2 (1/1948 – 8/1948) sau lên huyện ủy Yên Thế công tác.

Ông Nguyễn Văn Khải, bí thư chi bộ xã 4 khóa, từ khóa 4 đến khóa 7 (1950 -1953); Ông Trần văn Thược: Chủ tịch UBHC xã 5 năm (1947-1951). Ông Giáp Văn Phi: Chi ủy viên xã khóa 4(1950), phụ trách kinh tế chi bộ. Ông Đồng Văn Cốc: Chi ủy viên là Bí thư nông hội 4 khóa: 1951; 1952; 1957;1958; 1959; 1960 và là Chủ tịch mặt trận xã 1968-1973.
Làng Châu là một chặng đường lịch sử đã qua, để lại cho các thế hệ tiếp theo những truyền thống tốt đẹp của một vùng đất.

Sau cách mạng 8/1945, làng Châu được đón thêm nhiều dòng họ tới định cư và tới nay đã trở thành 4 thôn gồm: Thôn Hà Am có thêm: Họ Nguyễn Đạt, họ Nguyễn Đình, họ Lê, họ Đào, họ Hoàng, họ Thân. Thôn Châu có thêm: họ Nguyễn Đạt, họ Hoàng, họ Đỗ. Thôn Nghè có thêm: Họ Nghè, họ Nguyễn Đạt.

Thôn Lời có thêm: Họ Nguyễn, họ Giáp ở làng Vàng, họ Đỗ, họ Hoàng, họ Thân.
Với tổng số hộ của thôn lên tới 305 hộ.

Trải qua hơn 70 năm, nhân dân 4 thôn thuộc làng Châu xưa đã viết tiếp những trang sử mới cho quê hương mình.

Đồng Văn Đạo
Nguyên Chủ tịch UBND huyện Tân Yên, Bắc Giang

Bạn đang đọc bài viết Làng Châu, đôi dòng lịch sử. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Đồng Văn Đạo

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.

Tin mới