Hà Tĩnh: Người dân sống trong nỗi sợ hãi dưới đường dây điện 500kV
Người dân có nhà sống dưới đường dây điện và cạnh cột điện 500kV, muốn được xem xét di dời nhà vì nỗi lo không an toàn dưới điện cao thế.
Ông Trương Công Hiến, tại địa chỉ TDP Quyền Thượng, phường Kỳ Trinh TX Kỳ Anh phản ánh: “Theo lời kêu gọi, của công ty rau quả Hà Tĩnh, mong muốn hộ gia đình tham gia trồng rau củ quả mà ở đây là trồng dứa. Chính vì vậy gia đình tôi tham gia vào công việc trồng dứa. Được UBND xã Kỳ Trinh cấp cho một mảnh đất khoảng 4 héc ta để làm nhà tạm, trồng dứa và hoa màu. Sau một thời gian công ty rau củ quả Hà Tĩnh “phá sản, giải thể”, đồng nghĩa để lại đất cho hộ gia đình làm nhà sinh sống, canh tác ổn định đến nay. Năm 2020 đã và đang xây dựng dự án đường dây điện ĐZ500kV mạch 3 Quảng Trạch – Vũng Áng và Dốc Sỏi – Pleiku2 do Công ty truyền tải điện lực miền Trung thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam thực hiện. Đường điện ngang qua mảnh đất của hộ gia đình nên muốn được Hội đồng đền bù và nhà đầu tư xem xét di dời nhà vì nỗi lo không an toàn dưới điện cao thế vào những ngày mưa giông, sấm sét”.
Ông Trương Công Hiến, tại địa chỉ TDP Quyền Thượng, phường Kỳ Trinh TX Kỳ Anh phản ánh với báo chí |
Nhận được ý kiến của người dân, phóng viên đã đến hiện trường xác nhận. Mảnh vườn được thu hồi với diện tích 1,4 héc ta đất trồng cây tràm và cây ăn quả, trong đó có 477,6m2 để xây dựng cột điện 500kV.
Cũng tại hiện trường thi công xây dựng cột điện 500kV, có giếng nước nằm sát cột điện, nhưng HDGPMB thị xã Kỳ Anh và nhà đầu tư không đánh giá mức độ sinh hoạt thường ngày nguy hiểm của người dân để đền bù.
Tiếp đến hộ dân có nhà cấp bốn từ năm 2005 đến năm 2010 thì xây dựng lại nhà cấp bốn đổ mái bằng kiên cố, ổn định. Dây tiếp thiết địa nối từ cột móng điện cách nhà khoảng chừng 5 mét và cột điện cũng như đường hành lang dây điện 500kV cách nhà 17m. Nhưng thị xã Kỳ Anh và nhà đầu tư đánh giá mức độ sinh hoạt của hộ gia đình để có phương án di dời, xét thấy về lâu dài rất nguy hiểm cho hộ gia đình. Đó cũng là mong muốn của hộ gia đình ông Hiến đang sống trong sự sợ hãi cần phải di dời để ổn định.
Hộ gia đình muốn được Hội đồng đền bù và nhà đầu tư xem xét di dời nhà vì nỗi lo không an toàn dưới điện cao thế vào những ngày mưa giông, sấm sét |
Ngoài vấn đề nhà cần được đánh giá di dời, giếng nước thì phải đền bù và hỗ trợ. Nhiều diện tích đất, cây tràm, cây ăn quả và hoa màu. Cần xác định thực tế vì hàng ngàn loại cây lấy gỗ có đường kính lớn tuy được kiểm đếm nhưng không áp giá đền bù.
Ông Bùi Trung Cường Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Điện miền Trung trao đổi với PV: “Liên quan đến đền bù là do Hội đồng giải phóng mặt bằng đền bù của địa phương. Chúng tôi là đơn vị chủ đầu tư, nhưng xét thấy nhà của người dân nằm trong khu vực nguy hiểm thì phải đền bù, di dời đến chỗ khác sống an toàn hơn. Thường đường điện 500kV, tính hành lang là 32m, có nơi tính dây võng có thể tính từ 35-40m, chưa kể có cột điện đôi chứ không nhất thiết phải là 32m. Nếu nhà người dân cách cột điện và đường dây điện 500kv là 17m cần phải được xem xét thực tế hiện trạng nhà người dân sống không an toàn phải cân nhắc di dời, chứ không làm việc cứng nhắc. Hay như cái giếng nằm gần móng trụ cột là phải đền bù và hỗ trợ cho người dân. “Qua trao đổi với báo chí tôi sẽ cho anh em kiểm tra và có ý kiến với ban GPMB đền bù của địa phương có hướng giải quyết cho người dân”, Ông Cường nói.
Dây tiếp thiết địa nối từ cột móng điện cách nhà khoảng chừng 5m |
Giếng nước nằm sát cột điện dựng cột điện 500kV, nhưng không đền bù |
Trao đổi với ông Nguyễn Vũ Tuấn trưởng ban GPMB đền bù thị xã Kỳ Anh nói: “Đất người dân có từ năm 1998 dùng để trồng dứa còn nhà người dân xây dựng sau năm 2004. Chiếu theo văn bản nghị định của ngành điện thì hành lang dây điện cách 16m, nhưng nhà của hộ dân cách 17m nên không nằm trong điều kiện di dời. Cái giếng nằm cạnh nhà không ảnh hưởng đến đường dây điện vì không có chiều cao, chả lẽ hỗ trợ đền bù cho người dân lại di dời giếng”.
Cũng theo ông Tuấn, áp theo văn bản của tỉnh thì 1 hec ta đất tương ứng là 2500 cây trồng, nhưng đối với khu vực gió Lào thì từ 1 hec ta đất tương ứng với 2500 cây đến 7500cây/hec ta, được hỗ trợ thêm 80%. Còn đất theo giá của UBND tỉnh là 6900đ/1m2 thuộc đất lâm nghiệp văn bản 1128/QĐ – UBND ngày 27/3/2019”.
Móng cột điện 500kV đang được thi công sát nhà người dân |
Kết thúc buổi làm việc với Phóng viên, ông Nguyễn Vũ Tuấn xác nhận rằng, sau khi có ý kiến phản ánh của người dân, chúng tôi sẽ kiểm tra lại nếu cần thiết phải di dời nhà của người dân nhằm đảm bảo an toàn, sẽ xin ý kiến chỉ đạo xem xét để đền bù hỗ trợ cho người dân.
Thiết nghĩ, HDGPMB thị xã Kỳ Anh và nhà đầu tư đường dây 500kvkV nhiệt điện Quảng Trạch – Vũng Áng và Dốc Sỏi– Pleiku2 quan tâm hơn nữa đối với người dân. Sự sợ hãi của người dân có nhà ở dưới đường dây điện cao thế đáng lo ngại, cần thiết đánh giá cho di dời.
Đường dây dẫn điện qua căn nhà có điện áp dưới 500kV. Vì theo nghị định số 106/2005 của Chính Phủ, quy định tại Khoản 3 Điều 51 Luật điện lực quy định: “Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kv trở lên, trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó”. |