Thứ bảy, 27/07/2024 09:16 (GMT+7)

Hậu quả của việc tiếp xúc với amiăng không kém gì dioxin

MTĐT -  Thứ năm, 16/02/2023 16:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Amiăng, một chất độc gây ung thư có trong tấm lợp fibro xi măng đang hàng ngày đe dọa sức khỏe người dân, đặc biệt là công nhân sản xuất và gây ô nhiễm môi trường.

Việt Nam đã thực hiện chiến lược loại bỏ amiăng từ năm 2014. Thế nhưng, trên thực tế, việc xử lý và tiêu hủy hàng nghìn tấn phế thải vật liệu amiăng đang tồn tại trên khắp đất nước vẫn chưa được các ngành chức năng thực sự quan tâm. Đây chính là nguy cơ đe dọa cuộc sống của rất nhiều người dân.

Theo các nhà khoa học, với đà sử dụng amiăng như hiện nay, 16 năm nữa sẽ thêm 6.600 người mắc bệnh ung thư biểu mô.

Tấm lợp fibro-ximăng được người dân sử dụng rộng rãi

Đến nay, Việt Nam đứng trong tốp 10 nước hàng đầu tiêu thụ amiăng nhiều nhất thế giới, chiếm 63% lượng tiêu thụ amiăng toàn cầu. Mỗi năm trung bình Việt Nam nhập 65 nghìn tấn amiăng. Hầu hết amiăng sử dụng ở Việt Nam để sản xuất tấm lợp fibro xi măng. Đây là loại tấm lợp bền và giá thành rẻ nên được người nghèo và người có thu nhập thấp ưa chuộng sử dụng.

Ngoài những tấm lợp được sản xuất mới thì có hàng nghìn tấn phế liệu như: các tấm vỡ trong nhà máy được tái sử dụng làm gạch nung, người dân dùng các tấm lợp đã qua sử dụng san lấp đường hoặc chất đống mà không biết cách xử lý… Chính điều đó đã gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, khi được hỏi về amiăng và tác hại của nó, phần lớn người dân đều không có kiến thức về vấn đề này.

tm-img-alt
Việt Nam đứng trong tốp 10 nước hàng đầu tiêu thụ amiăng nhiều nhất thế giới. Ảnh: Internet)

Chị Lê Ánh Nga sống tại bãi Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết: “Năm 2010 tôi mới lợp tấm tôn này, nhà tôi có 2 nhà cấp 4, còn nhà này của người ta là lợp được 20 năm rồi. Mái này vừa túi tiền, không đắt như tôn, nên mình làm. Về amiăng thì tôi không xem vô tuyến mấy nên tôi cũng không biết. Nhưng kể cả có nghe thông tin đó nhưng chúng tôi không có tiền thì cũng chả thay được”.

Còn chị Trần Thị Liễu thì cho biết: “Nhà tôi mua về đây được 6 năm rồi nhưng người ta xây trước đấy chắc cũng phải chục năm. Nhà tôi mua về cũng chỉ sẵn ở thôi chứ cũng không có điều kiện để sửa lại, nó cũng bị dột. Tôi cũng có nghe thấy về cái chất amiăng nhưng không có điều kiện để sang sửa”.

Theo tính toán của các chuyên gia, nếu tiếp tục nhập khẩu amiăng thêm 16 năm nữa, sẽ có thêm trên 1 triệu tấn amiăng được sử dụng trong sản xuất và đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Theo tính toán của các nhà khoa học: sẽ có thêm 6.600 người mắc bệnh ung thư biểu mô, mà chưa tính đến các trường hợp mắc những bệnh khác do amiăng trong suốt 30-40 năm trước.

Tiến sĩ Vũ Thế Long, người đã có nhiều năm nghiên cứu về vật liệu amiăng lo ngại nói: “Những năm cấm amiăng nâu và xanh thì nước ta đã sử dụng hàng chục tấn amiăng độc cả nâu, cả xanh trong những sản phẩm của mình, chúng ta chỉ mới cấm amiăng trắng trong thời gian gần đây. Bây giờ họa của mấy chục năm trước đổ ra, vẫn nằm đấy thì làm thế nào. Tôi rất hiểu quá trình ăn mòn, phá hủy của amiăng trong nước, trong không khí, trong nắng, nó bị vụn ra và nó nằm mãi ở trong đất. Đó mới là cái nguy hiểm mà chúng ta cần phải chống”.

Việc xử lý và loại bỏ amiăng đang làm đau đầu các ngành chức năng, bởi để loại bỏ amiăng cần có một lộ trình, không chỉ ngày một ngày hai. Trong khi đó, hàng ngày, hàng giờ amiăng đang dần ngấm vào môi trường sống của con người, nhất là những người dân vùng nông thôn, miền núi vốn thường xuyên sử dụng tấm lợp amiăng.

Theo PGS.TS Nguyễn An Lương, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, nếu không xử lý ngay thì chỉ 20-30 năm sau, ung thư ở các vùng nông thôn sẽ tăng rất nhanh.

PGS-TS Nguyễn An Lương đề nghị: “Xử lý hậu quả hiện nay để vài ba chục năm nữa, làm sao để rác thải amiăng hiện nay, nhất là tấm lợp ở khắp vùng miền được thu gọn và xử lý. Cũng giống như xử lý chất độc đi-ô-xin ở sân bay Đà Nẵng. Đây là vấn đề mới đặt ra và tôi kiến nghị với Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ cần có một công trình nghiên cứu về vấn đề bảo vệ sức khỏe, về amiăng, trong đó có vấn đề xử lý chất thải. Nếu có nghiên cứu thì không nghiên cứu cơ bản amiăng mà cần nghiên cứu để xem thử xem amiăng đã tác động vào bao nhiêu người Việt Nam và bao nhiêu người đã chết vì amiăng. Hiện chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này, ở nông thôn lại càng chưa có ai nghiên cứu”.

Amiăng là chất độc hại và được xác định là tác nhân gây ung thư tiềm ẩn, được cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế đưa vào danh mục những chất độc hại nguy hiểm. Nhưng với tính năng vật liệu lý tưởng cùng giá thành rẻ, phù hợp với người sản xuất và người sử dụng nên thời gian qua lượng tiêu thụ amiăng của nước ta luôn ở mức cao của thế giới. Do vậy, việc nhanh chóng tìm ra giải pháp để hạn chế và tiến tới thay thế vật liệu chứa amiăng trong thời gian tới là rất cần thiết.

Tuấn Khang (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Hậu quả của việc tiếp xúc với amiăng không kém gì dioxin. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vì sao người Nhật không bao giờ vứt giấy vệ sinh vào thùng rác?
Hóa ra giấy vệ sinh đã qua sử dụng của họ không bao giờ được vứt vào thùng rác mà được ném thẳng vào bồn cầu và xả trôi cùng với phân. Hầu hết giấy vệ sinh mà người Nhật sử dụng đ.ều có tính hòa tan, tức là sẽ bị phân hủy bởi nước không có tắc nghẽn.
Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.

Tin mới

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero
Trong số các chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia do Bộ KH&CN quản lý, chương trình KH&CN Net Zero được đặt kỳ vọng sẽ đem lại nhiều giải pháp hữu hiệu và có giá trị thực tiễn cao cho một quốc gia đang trên lộ trình giảm phát thải như Việt Nam.
Bài thơ: Lặng thinh... thương
Có một người bước ngang qua đời tôi///Và gửi lại những lời thương tha thiết///Cùng tôi dệt một giấc mơ đẹp tuyệt///Khiến tim tôi khắc đậm một bóng hình

Thương hiệu đồng hành