Thứ bảy, 27/04/2024 05:42 (GMT+7)

Cho vay tiêu dùng - xu hướng tất yếu trong năm 2021

MTĐT -  Thứ tư, 17/03/2021 14:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19, thị trường cho vay tiêu dùng được dự báo sẽ có cơ hội tăng trưởng trở lại trong năm 2021.

Trải qua một năm đầy biến động vì đại dịch Covid-19, dịch bệnh đang dần được kiểm soát với sự có mặt của vắc-xin, nền kinh tế được dự báo sẽ sớm phục hồi. Trong bối cảnh đó, thị trường cho vay tiêu dùng được dự báo sẽ có cơ hội tăng trưởng trở lại trong năm 2021.

Cho vay tiêu dùng có cơ hội tăng trưởng tốt

Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, thu nhập của người dân chịu nhiều ảnh hưởng khiến nhu cầu vay tiêu dùng cũng giảm sút. Tuy nhiên tại Việt Nam, nhờ kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt 2,91% và thuộc nhóm cao hàng đầu trên thế giới. Kéo theo đó, thị trường tiêu dùng của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng dương.

Dự báo về thị trường cho vay tiêu dùng 2021, PGS.TSKH Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế và chính trị thế giới cho biết nếu tăng trưởng kinh tế năm 2020 ở mức 2,91% thì năm 2021, dự kiến đạt mức tăng trưởng hơn 6%. Điều này cho thấy tiêu dùng và cho vay tiêu dùng sẽ có cơ hội tăng trưởng tốt.

Trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam hiện nay, ngành công nghiệp và dịch vụ (bao gồm nhu cầu tiêu dùng) tương đương nhau. Năm 2020, trong đà tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%. Động lực chính của tăng trưởng kinh tế năm nay tiếp tục là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành dịch vụ thị trường (bán buôn và bán lẻ, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm…). Như vậy, thị trường tài chính tiêu dùng và dịch vụ tiêu dùng đã và sẽ chắc chắn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cũng cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh, thu nhập sụt giảm thì cho vay tiêu dùng là yếu tố quan trọng kích tăng tổng cầu trong nước. Hoạt động bán lẻ hàng hóa, tiêu dùng trong toàn xã hội sẽ tăng lên. Nói cách khác, cho vay tiêu dùng kích thích sản xuất, góp phần tiêu thụ sản phẩm tốt hơn. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế, phục vụ hoạt động sản xuất hay đầu tư.

Thách thức hậu Covid-19 và giải pháp

Bên cạnh cơ hội về tiềm năng tăng trưởng lớn trong 2021, thị trường cho vay tiêu dùng cũng đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh thói quen tiêu dùng thay đổi nhanh chóng. Cụ thể, xu hướng phát triển về công nghệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trên thế giới đang tác động mạnh mẽ và đòi hỏi việc chuyển đổi số tại Việt Nam cần phải diễn ra nhanh chóng. Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã là nhân tố thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp triển khai nhanh công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh nhằm thích khi với bối cảnh mới. Xu hướng này cũng được dự báo sẽ định hình lại hoạt động của các các công ty tài chính trong thời gian tới.

Tại thị trường Việt Nam, ở lĩnh vực tài chính tiêu dùng, FE CREDIT được biết đến như một đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số với việc áp dụng nhiều công nghệ tiến vào hoạt động kinh doanh. Đại diện đơn vị này cho biết, nắm bắt xu hướng cùng với sự xoay chuyển linh hoạt trong chiến lược kinh doanh, cùng nền tảng hệ thống vững chắc, FE CREDIT đã và đang nỗ lực từng ngày trong công cuộc chuyển đổi số, nhằm nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Với những nỗ lực ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp này đã đạt được những hiệu quả nhất định trong bối cảnh đại dịch nhiều khó khăn. Tính đến hết tháng 12/2020, tổng dư nợ của FE CREDIT đạt 66.045 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2019; đồng thời hệ số an toàn vốn (CAR) tăng từ 15,19% trong 2019 lên 19,14%. Bên cạnh đó, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) năm 2020 của FE CREDIT giảm so với năm trước khi đạt 27,6%. Trong thời gian qua, công ty đã tối ưu hóa chi phí nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến, xây dựng hệ sinh thái tài chính thông qua kết hợp với các đối tác hàng đầu thế giới.

Bên cạnh sự thay đổi nhanh chóng về xu hướng tiêu dùng, thị trường tài chính tiêu dùng cũng gặp thách thức khi ngày càng nở rộ nhiều phương thức lừa đảo trên nền tảng internet. Điển hình trong bối cảnh kinh tế khó khăn, rất nhiều người thu nhập thấp tìm đến các thông tin cho vay tiêu dùng được quảng cáo trên các mạng xã hội và ứng dụng cho vay tiêu dùng chưa được xác thực, từ đó rơi vào các bẫy lừa đảo chiếm đoạt tiền hoặc trở thành con nợ của “tín dụng đen”, gây ra nhiều hệ lụy khó lường. Điều này cũng gây ra không ít thách thức, ảnh hưởng đến hình ảnh và thương hiệu cho các công ty tài chính đồng thời kìm hãm sự phát triển minh bạch của thị trường cho vay tiêu dùng.

Trước tình hình trên, để thúc đẩy thị trường cho vay tiêu dùng tăng trưởng về cả về quy mô lẫn chất lượng, cần phải hoàn thiện các vấn đề pháp lý cho hoạt động cho vay tiêu dùng, tạo nền tảng vững chắc cho hệ thống ngân hàng thương mại và các công ty tài chính hoạt động, góp phần xây dựng một thị trường cạnh tranh lành mạnh.

Bên cạnh đó, cần phải nâng cao hơn nữa nhận thức cho người dân về dịch vụ tài chính tiêu dùng. Để làm tốt công tác này, các đơn vị có liên quan cần phải triển khai các chiến dịch tư vấn tốt từ trước, trong và sau quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ. Bởi vì, tài chính tiêu dùng vẫn là một lĩnh vực còn nhiều mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Việc thay đổi thói quen cần được tổ chức thành những chiến dịch bài bản, có định hướng nhằm giúp kiến thức về tài chính của người dân được cập nhật một cách đúng đắn. Cùng với đó, cần định hướng cho khách hàng về trách nhiệm cá nhân trong việc tìm hiểu kỹ các quy trình vay tiêu dùng, thực hiện hợp đồng vay hay thanh toán khoản vay với các tổ chức tín dụng.

Các chuyên gia cũng cho rằng, khi thị trường tài chính tiêu dùng phát triển sẽ tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, cho doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng hóa bán được, tạo điều kiện cho người mua hàng cần vay tiền mua được. Khi đó, kinh tế sẽ phát triển nhanh hơn. Các cơ quan quản lý cũng cần nghiên cứu và có cơ chế, chính sách phù hợp cho thị trường này phát triển, không chỉ thúc đẩy chung cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đặc biệt, phát triển cho vay tiêu dùng là công cụ hữu hiệu đẩy lùi tín dụng đen.

Bạn đang đọc bài viết Cho vay tiêu dùng - xu hướng tất yếu trong năm 2021. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới